Top 10 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tăng trưởng tài sản các NH mang yếu tố hỗ trợ đối với một số tỉ suất quan trọng như ROA. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt , ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủyếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế khơng chỉ giúp NH có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà cịn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu NH phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên NH.

2.1.3.2 Cơ cấu tài chính ngân hàng

• Vốn chủ sở hữu

Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thước đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng như tỷ lệ địn bẩy tài chính. Vốn chủ sở hữu hấp dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp như vậy, vốn chủ sở hữu đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ bị tổn thương và nguy cơ phá sản rất cao. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn theo thông lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu. . Giai đoạn này, các ngân hàng đều chú trọng tăng vốn diễn ra do thay đổi của quy định liên quan đến vốn điều lệ, nghị định 141/2006/NĐ- CP (ban hành ngày 22/11/2006), nghị định này quy định rằng bất kỳ NHTM nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước 31/12/2010 thì sẽ bị buộc phải hợp nhất, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 ngân hàng thương mại khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu này một phần do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng thời. Chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011, trong năm 2011 có khoảng 25 ngân hàng trong nước tăng vốn điều lệ, với tổng vốn tăng thêm 46.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của các ngân hàng đã có biến

chuyển ở mức tăng trên hoặc ở mức 3.000 tỷ đồng, còn hai ngân hàng chưa đáp ứng được là PG Bank và NHTMCP Bảo Việt.

Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu , lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Như vậy, trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, kết thúc năm 2011, Eximbank tiếp tục dẫn đầu về vốn điều lệ. ACB bị lùi 2 bậc do khơng hồn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng trong năm. Đáng chú ý, SCB vươn lên vị trí thứ hai trong nhóm ngân hàng cổ phần và thứ 7 trong toàn hệ thống, nhờ việc hợp nhất vốn điều lệ của 3 ngân hàng là SCB (4.193 tỷ đồng), TinNghiaBank (3.399 tỷ đồng) và FicomBank (3.000 tỷ đồng). Tuy nhiên quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam vẫn cịn q nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn như Agribank, BIDV hay Vietinbank cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD, thấp xa so với một số quốc gia trong khu vực như ngân hàng Băng Cốc Thái Lan hơn 3 tỷ USD. Vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngồi giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng trên trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phịng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Tính đến nay, tất cả các ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu ở mức 3.000 tỷ VND. Trong năm 2013, Vietinbank là ngân hàng tăng Vốn CSH mạnh nhất thông qua phát hành tăng Vốn điều lệ từ thêm hơn 11.000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Cũng thông qua hai đợt phát hành tăng vốn (cho cổ đông chiến lược BTMU và cổ đơng hiện hữu), Vietinbank đã sốn ngơi đầu của Vietcombank về quy mô Vốn CSH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)