Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 46)

2.1 Phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng

hàng thương mại trong thời gian qua

2.1.3.1. Quy mô tổng tài sản

Sự thay đổi lớn của nhóm NHTMCP từ năm 2007 đã tạo ra sự chuyển dịch khác nhau về tổng tài sản giữa các khối. Sự chuyển đổi của một số NHTMCP trước đây chỉ hoạt động tại một khu vực nông thôn với địa bàn hẹp sang hoạt động trên phạm vi cả nước như NHTMCP Bưu điện Liên Việt, NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội, NTHMCP Tiên Phong… đã góp phần làm cho tổng tài sản của các NHTMCP tăng vọt từ năm 2008 đến năm 2011 với mức tăng trưởng bình quân lên tới 46%, trong khi các NHTMNN chỉ tăng ở mức 29% và ngân hàng nước ngoài ở mức 30%. Tổng tài sản của khối NHTMNN tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTMCP sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài cũng theo xu hướng của NHTMCP, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.

Tổng tài sản của 2 khối NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh trong giai đoạn 2008-2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng , thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTMNN hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTMCP . Nguyên nhân quan trọng hơn cả giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTMNN vàNHTMCP l à sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn , khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTMNN vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTMNN tăng một phần có sự đóng góp khơng nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng

trưởng 2.54% so với năm 2011 lên 5,085 nghìn tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2012 tổng tài sản của hệ thống tăng gần 126,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng trưởng phần lớn được đóng góp bởi khối NHTM Nhà nước. Năm 2012, tài sản của nhóm này tăng thêm hơn 232,000 tỷ đồng (tương đương 11.78%). Ngược lại, tài sản của các NHTM cổ phần bị sụt giảm hơn 102,000 tỷ đồng so với năm 2011 Trong khi đó, tài sản của vài NHTMCP đã bốc hơi như ACB và MSB, cụ thể ACB đã bị giảm đi một phần ba giá trị tài sản.

Đến 31/12/2013, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đạt 5.755,87 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 670 nghìn tỷ đồng so với cuối 2012. Trong đó, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước đạt 2.504,87 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 110 nghìn tỷ đồng so cuối tháng 11/2013; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 2.463,44 tỷ đồng, tăng 100 nghìn tỷ đồng. Cho vay khách hàng vẫn là nghiệp vụ chính của các ngân hàng và trong năm 2013 tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng Cho vay khách hàng đã giảm và thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của Chứng khoán đầu tư. Điều này phản ánh một sự dịch chuyển tương đối của nguồn vốn từ Cho vay khách hàng sang Chứng khốn đầu tư, chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh. Và đến lượt điều này nói nên sự thận trọng của ngân hàng trong cho vay ra nền kinh tế trong bối cảnh nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chưa thực sự sáng sủa.

Biểu đồ 2.3: Top 10 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất

Tăng trưởng tài sản các NH mang yếu tố hỗ trợ đối với một số tỉ suất quan trọng như ROA. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt , ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủyếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế khơng chỉ giúp NH có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà cịn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu NH phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên NH.

2.1.3.2 Cơ cấu tài chính ngân hàng

• Vốn chủ sở hữu

Có thể nói rằng, vốn chủ sở hữu của một NHTM là thước đo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng như tỷ lệ địn bẩy tài chính. Vốn chủ sở hữu hấp dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi nợ xấu phát sinh tăng vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp như vậy, vốn chủ sở hữu đã bị ăn mòn hết. Hậu quả là ngân hàng rất dễ bị tổn thương và nguy cơ phá sản rất cao. Để đáp ứng các chỉ tiêu an tồn vốn theo thơng lệ Basel II, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện từ năm 2007 và hạn chót là hết năm 2011. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu của các nhóm ngân hàng cũng được mở rộng tương ứng bởi vì vốn điều lệ là thành phần chính của vốn chủ sở hữu. . Giai đoạn này, các ngân hàng đều chú trọng tăng vốn diễn ra do thay đổi của quy định liên quan đến vốn điều lệ, nghị định 141/2006/NĐ- CP (ban hành ngày 22/11/2006), nghị định này quy định rằng bất kỳ NHTM nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước 31/12/2010 thì sẽ bị buộc phải hợp nhất, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 ngân hàng thương mại khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu này một phần do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng thời. Chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011, trong năm 2011 có khoảng 25 ngân hàng trong nước tăng vốn điều lệ, với tổng vốn tăng thêm 46.000 tỷ đồng, đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của các ngân hàng đã có biến

chuyển ở mức tăng trên hoặc ở mức 3.000 tỷ đồng, còn hai ngân hàng chưa đáp ứng được là PG Bank và NHTMCP Bảo Việt.

Vốn chủ sở hữu của NHTMNN và NHTMCP tăng nhanh từ năm 2008 đến 2011 là nhờ có nguồn vốn thặng dư từ cổ phiếu , lợi nhuận tăng trưởng cao trong giai đoạn này đã kéo theo quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại tăng lên. Như vậy, trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, kết thúc năm 2011, Eximbank tiếp tục dẫn đầu về vốn điều lệ. ACB bị lùi 2 bậc do khơng hồn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng trong năm. Đáng chú ý, SCB vươn lên vị trí thứ hai trong nhóm ngân hàng cổ phần và thứ 7 trong toàn hệ thống, nhờ việc hợp nhất vốn điều lệ của 3 ngân hàng là SCB (4.193 tỷ đồng), TinNghiaBank (3.399 tỷ đồng) và FicomBank (3.000 tỷ đồng). Tuy nhiên quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn như Agribank, BIDV hay Vietinbank cũng chỉ có khoảng trên 800 triệu USD, thấp xa so với một số quốc gia trong khu vực như ngân hàng Băng Cốc Thái Lan hơn 3 tỷ USD. Vốn chủ sở hữu của 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngoài giảm nhẹ năm 2012 so với năm 2011; trong khi vốn chủ sở hữu của các NHTMNN vẫn tăng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của 2 nhóm ngân hàng trên trong năm 2012 là do nợ xấu phát sinh tăng, nguồn lợi nhuận chưa phân phối của năm 2011 sẽ được kết chuyển cho mục đích trích lập dự phịng rủi ro để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn và làm trong sạch bảng tổng kết tài sản hơn.

Tính đến nay, tất cả các ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu ở mức 3.000 tỷ VND. Trong năm 2013, Vietinbank là ngân hàng tăng Vốn CSH mạnh nhất thông qua phát hành tăng Vốn điều lệ từ thêm hơn 11.000 tỷ đồng và thu thêm được gần 10.000 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Cũng thông qua hai đợt phát hành tăng vốn (cho cổ đông chiến lược BTMU và cổ đông hiện hữu), Vietinbank đã sốn ngơi đầu của Vietcombank về quy mô Vốn CSH.

Biểu đồ 2.4: Top 10 ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Ngồi Vietinbank, cịn có 8 ngân hàng khác cũng tăng vốn điều lệ trong năm 2013, trong đó, đáng kể nhất là HDBank, tăng 62% lên 8.100 tỷ đồng thông qua sáp nhập DaiA Bank; BIDV tăng 22,16% lên hơn 28.112 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho cổ đông hiện hữu; SCB tăng 16,17% lên 12.295 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ; Sacombank tăng 15,69% lên 12.425 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu; ABBank tăng 14,24% lên 4.798 tỷ đồng và MB tăng 12,56% lên 11.256 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin cho cơng chúng về sức mạnh tài chính ngân hàng. Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởn và phát triển của ngân hàng. Quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng và xác định tỷ lệ an tồn.

• Nợ phải trả

Chiếm phần lớn trong nợ phải trả là tiền gửi của khách hàng, nên bài luận văn sẽ tập trung phân tích phần huy động vốn trong giai đoạn 2008 – 2013. Khu vực ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng về huy động với tỷ lệ CARG là 28,87% trong giai đoạn từ 2000 đến 2012. Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vịng 4 năm qua thì dư nợ của các nhóm

ngoài đã được phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nh ưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn tương đối thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng nên đã hạn chế cho vay của các ngân hàng này . Một lý do khác giải thích cho sự chênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngồi nới rộng ra là do các NHTMCP có thể đẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tế nóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2009 tăng trưởng huy động vốn tăng chậm hơn khiến thanh khoản căng thẳng trở thành một vấn đề của ngành ngân hàng, cả năm 2009 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 28.7%. Vào đầu tháng 11/2009, các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động và hình thành nên cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm được nâng từ mức 8.5%/năm vào đầu tháng 9 lên khoảng 10%-10.5%/năm vào cuối năm. Lãi suất huy động thực tế cịn có thể cao hơn do các ngân hàng thực hiện các hình thức khuyến mãi như tặng tiền, thưởng lãi suất… Sự căng thẳng nguồn vốn có thể thấy được khi lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã đạt trên 10%/năm.

Trong giai đoạn này đáng chú ý là sự gia tăng tiền gửi của khách hàng năm 2012, tăng 18,64% so với 2011.Vấn đề về thanh khoản tiền đồng mà các ngân hàng Việt Nam trải qua vào cuối năm 2011 đã được giải quyết nhờ vào lãi suất huy động tiền đồng cao, đồng thời cũng giúp kiềm chế lạm phát mà tại thời điểm đó tỷ lệ lạm phát là trên 20%. Các nhà đầu tư không thể bỏ qua lãi suất huy động tiền đồng lên đên 14% và đã chuyển đô la Mỹ sang tiền đồng và điều này đã giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn. Bởi vì nhu cầu tiền đồng tăng lên đáng kể đã giảm nhu cầu đô la Mỹ, với lãi suất tiền đô la Mỹ ở mức 2% hoặc thấp hơn, một lượng lớn tiền tiết kiệm của hộ gia đình đã được chuyển sang tiền đồng. Như kỳ vọng, nợ phải trả

liên ngân hàng cũng giảm từ 19% vào cuối năm 2011 xuống 15% vào cuối 2012. Tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá cũng giảm từ 7% xuống 5% tổng nợ phải trả. Điều này phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng khi hầu hết các giấy tờ có giá phát hành thường được bán cho các ngân hàng khác.

Đến cuối năm 2013 tổng nợ phải trả tăng 11,19% so với năm 2012. Chiếm phần lớn trong Tổng nợ phải trả của các ngân hàng là Tiền gửi của khách hàng. Trong năm 2013, tổng tiền gửi của khách hàng của 33 ngân hàng theo nghiên cứu của KPMG là 2.688,7 nghìn tỷ đồng, tăng 22,29% so với năm 2012. Việc tiền gửi của khách hàng tăng nhanh hơn các nguồn khác giúp nâng tỷ trọng của nguồn này trong tổng nợ phải trả lên 73,71% (năm 2012 là 67,02%).

Sự thay đổi cơ cấu trong nợ phải trả này đến từ việc các ngân hàng huy động được tiền gửi thuận lợi trong năm 2013, trong khi hoạt động cho vay ra vẫn gặp khó khăn. Thanh khoản dư thừa tương đối trong khi buộc phải nhận gửi của khách hàng để giữ khách và dự phòng thanh khoản khiến các ngân hàng chọn cách giảm các nguồn tài trợ khác để giảm chi phí vốn. Trong đó, giảm mạnh nhất, cả về tuyệt đối lẫn tương đối là phát hành giấy tờ có giá, với tương ứng 53 nghìn tỷ đồng và 31,25%; kế đến là các khoản nợ khác, giảm 45 nghìn tỷ đồng, tương ứng giảm 26,86%. Đây cũng là các nguồn tài trợ có chi phí cận biên cao nhất.

Thơng thường, ngân hàng nào có quy mơ vốn CSH càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để (nhưng khơng nhất thiết) huy động thêm vốn vay, nợ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Theo đó, dù có sự hốn đổi nhất định, song Top 10 những ngân hàng có tổng nợ phải trả nhiều nhất cũng bao gồm những ngân hàng có vốn CSH nhiều nhất.

2.1.3.3 Tín dụng và Rủi ro tín dụng

• Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng thường rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Đây là điều đã

diễn ra trong giai đoạn năm 2008 và từ giữa năm 2009 đến giữa năm 2010. Tín dụng và cung tiền bắt đầu bùng nổ từ năm 2007, kết thúc năm, tín dụng tăng vọt 49.79% cịn cung tiền M2 cũng ở mức 49.11%. Với các chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, đến cuối năm 2008, tăng trưởng tín dụng chỉ cịn 27.6%. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng giảm từ khá nhanh chóng từ mức 48.19% vào tháng 1 năm 2008 xuống chỉ còn 25.83% vào tháng 6. Kết thúc năm 2008 cung tiền M2 tăng 20.7%. Chính sách tiền tệ nới lỏng năm 2009 đã làm cho tín dụng năm này tăng mạnh. Liên tục từ tháng 10 đến tháng 11, tín dụng tăng trên 40% và kết thúc năm tăng 37.74%. Năm 2010, dù NHNN đặt mục tiêu kiểm sốt tín dụng ở mức 25% nhưng tín dụng cả năm vẫn tăng gần 30%. Tín dụng tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho lạm phát của Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 2010. Tính trong 2 tháng đầu năm 2011 tín dụng đã tăng vượt quá 30% so với cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng tín dụng tăng quá mạnh và lạm phát cao, NHNN buộc phải tun bố kiểm sốt tín dụng dưới 20%, cung tiền từ 16-17%. Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)