:Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45)

Nguồn: “Bức tranh” nợ xấu giai đoạn 2011 – 2013( Hồng Thủy Yến – Vụ đầu tư Bộ Tài Chính)

2.1.3.4 Hiệu quả quản lý

Mơ hình tổ chức và quản lý hiện tại được phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực cấp quản trị diều hành là hội đồng quản trị và cấp quản lý kinh doanh là ban điều hành. Vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành ở một số NHTM chưa được phân tách rõ ràng, hội đồng quản trị không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược, phòng ngừa rủi ro, hoặc tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý. Chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí và ảnh hưởng tới doanh thu. Chi phí hoạt động có thể nằm trong tầm kiểm sốt của NH vì thế NH nào thành cơng trong việc giảm chi phí hoạt động vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa chứng tỏ năng lực của ban điều hành trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động. Các NH có xu hướng cắt giảm chi phí trong những năm gần đây. Chi phí lương và các chi phí liên quan đến nhân viên chiếm đến nhân viên chiếm đến hơn 50% tổng chi phí hoạt động, điều này đi ngược lại với xu hướng tồn cầu, theo đó

phần trăm chi phí trong chi phí hoạt động giảm xuống dưới 40%. Tổng số nhân viên trong ngành ngân hàng liên tục gia tăng. Các khách hàng bán lẻ luôn yêu cầu ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, chất lượng dịch vụ tốt hơn cùng với nhiều khuyến mãi và ưu đãi. Tình hình kinh tế đang phục hồi dần, các khách hàng kinh doanh đang bắt đầu tiếp tục vay để mở rộng phạm vi hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động và cải thiện dịch vụ khách hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngồi cũng đang dành được nhiều thị phần tại thị trường tài chính ngân hàng vốn đã rất cạnh tranh. Các ngân hàng trong nước phải tìm con đường tăng thị phần một cách nhanh nhất bằng cách tăng lượng chi nhánh và phịng giao dịch, do đó dẫn đến tăng số nhân viên. Hiện nay các NHTM rất quan tâm đên việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: quy mơ vốn của NHTM nhỏ, chi phí đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ cao, khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiên của nhân viên ngân hàng còn hạn chế dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.

2.2 Mơ hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam

2.2.1 Giới thiệu mơ hình DEA

Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học quốc tế về kinh tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam đặc biệt trong ngành ngân hàng, phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mơ hình tốn tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ được tính tốn dựa theo mặt phẳng này. Trong các ngành hoạt động dịch vụ

phức tạp như ngành ngân hàng có rất nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào đầu ra là không xác định, đặc biệt khi chúng ta xem xét mối quan hệ đồng thời nhiều đầu vào và đầu ra. Trong khi phương thức tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể dạng hàm, và điều này có thể dẫn đến sai sót nếu khơng chỉ định đúng các yếu tố đầu vào và đầu ra.

2.2.2 Mô tả số liệu thống kê mẫu nghiên cứu

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đó là ngành dịch vụ có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra, bởi vậy điều quan tâm đó là làm thế nào chỉ định được các đầu ra và các đầu vào của các ngân hàng một cách hợp lý. Trên thực tế hiện nay cho thấy cũng chưa có một lý thuyết hoặc một định nghĩa nào hoàn chỉnh, rõ ràng về việc xác định các đầu vào và đầu ra của ngân hàng. Kết quả trong các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay trên thế giới người ta đã đưa ra các cách tiếp cận trong việc xác định các biến đầu vào và đầu ra của một ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này sẽ kiểm định lại dựa trên mơ hình của TS Nguyễn Việt Hùng theo phương pháp tiếp cận theo cách trung gian. Cách tiếp cận trung gian: dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng là các tổ chức tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác; bởi vậy các khoản tiền gửi được coi như là đầu vào và chi trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí hoạt động của ngân hàng.

Nguồn số liệu được sử dụng trong các mơ hình ước lượng các độ đo hiệu quả được thu thập từ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập và chi phí của 20 ngân hàng thương mại Việt Nam (bao gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 16 ngân hàng thương mại cổ phần) thời kỳ 2008-2013.

Thông qua chỉ định mơ hình bằng phần mềm SPSS 20.0, dựa trên phương pháp tiếp cận trung gian, chúng tôi lựa chọn được các biến đầu vào và đầu ra như sau:

Các biến đầu vào Các biến đầu ra

- Tổng tài sản cố định ròng (K) - Chi cho nhân viên (L)

- Tổng vốn huy động từ khách hàng (DEPO)

- Thu từ lãi (Y1) - Thu ngoài lãi (Y2)

Để có thể tính được hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ và hiệu quả quy mô chúng ta cần biết thêm các thông tin về giá của các đầu vào. Thông thường giá của 3 đầu vào này được tính xấp xỉ như sau:

-Giá của tư bản (W1) = Chi về tài sản/Tổng tài sản cố định ròng. -Giá của lao động (W2) = Chi cho nhân viên/tổng số nhân viên

- Giá của vốn huy động (W3) = chi trả lãi và các khoản chi tương đương/ DEPO

2.2.3 Kết quả nghiên cứu

Phụ lục 1 trình bày tóm tắt kết quả thống kê giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số được sử dụng làm đầu vào và đầu ra trong trong các mơ hình ước lượng các độ đo hiệu quả.

Sau khi lựa chọn được các biến đầu vào và đầu ra cho mẫu nghiên cứu 20 ngân hàng thương mại Việt Nam thời kì 2008 – 2013, theo cách tiếp cận phi tham số (DEA) với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1, tác giả đã thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô cho từng ngân hàng và kết quả thống kê được trình bày tóm tắt ở bảng dưới đây cho toàn bộ mẫu của từng loại hình ngân hàng.

Bảng 2.1 cho thấy kết quả thống kê mô tả của các chỉ tiêu hiệu quả của toàn bộ mẫu nghiên cứu cũng như được chia ra thành 2 nhóm ngân hàng: NHTMNN và NHTMCP.

Bảng 2.1: Hiệu quảtoàn bộ, hiệu quảkỹthuật thuần và hiệu quảqui mơ của các loại hình ngân hàng trung bình thời kỳ2008-2013

Năm Tiêu chí Trung bình Số quan sát

2008 Toàn bộ mẫu TE 0,896 20 PE 0,952 20 SE 0,941 20 NHTMNN TE 0,959 4 PE 0,975 4 SE 0,984 4 NHTMCP TE 0,909 16 PE 0,947 16 SE 0,960 16 2009 Toàn bộ mẫu TE 0,933 20 PE 0,987 20 SE 0,945 20 NHTMNN TE 0,981 4 PE 1,000 4 SE 0,981 4 NHTMCP TE 0,961 16 PE 0,988 16 SE 0,973 16 2010 Toàn bộ mẫu TE 0,888 20 PE 0,944 20 SE 0,941 20 NHTMNN TE 0,959 4 PE 1,000 4 SE 0,959 4 NHTMCP TE 0,904 16 PE 0,943 16 SE 0,959 16 2011 Toàn bộ mẫu

TE 0,979 20 PE 0,986 20 SE 0,993 20 NHTMNN TE 1,000 4 PE 1,000 4 SE 1,000 4 NHTMCP TE 0,980 16 PE 0,984 16 SE 0,996 16 2012 Toàn bộ mẫu TE 0,953 20 PE 0,974 20 SE 0,978 20 NHTMNN TE 0,989 4 PE 1,000 4 SE 0,989 4 NHTMCP TE 0,979 16 PE 0,990 16 SE 0,989 16 2013 Toàn bộ mẫu TE 0,979 20 PE 0,991 20 SE 0,988 20 NHTMNN TE 0,994 4 PE 1,000 4 SE 0,994 4 NHTMCP TE 0,997 16 PE 1,000 16 SE 0,997 16 2008-2013 Toàn bộ mẫu TE 0,938 20 PE 0,972 20 SE 0,964 20 NHTMNN TE 0,980 4

SE 0,984 4

NHTMCP

TE 0,955 16

PE 0,975 16

SE 0,979 16

Hiệu quả kỹ thuật (quy mơ hoạt động) bình qn của tồn bộ thời kỳ nghiên cứu 2008-2013 đạt 0,938. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam để tạo ra cùng một mức sản lượng đầu ra như nhau thì chỉ mới sử dụng được 93,8% các đầu vào hay nói một cách khác ngân hàng cịn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 6.2%. Xét về loại hình sở hữu thì kết quả cho thấy hiệu quả bình quân thời kỳ 2008-2013, thì NHTMCP có hiệu quả kỹ thuật bình qn vào khoảng 0.955 và nhỏ hơn hiệu quả kỹ thuật bình quân của NHTMNN xét trong cùng thời kỳ là 0.98. Điều này cho thấy trong thời kỳ nghiên cứu thì NHTMNN có năng suất sử dụng các nguồn lực tốt hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ nghiên cứu các ngân hàng thương mại cổ phần dần dần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ngày càng sử dụng có hiệu quả các đầu vào, giảm thiểu chi phí hoạt động và gia tăng hiệu quả các đầu ra. Tuy các ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại có quy mơ nhỏ, khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bán bn hạn chế, nhưng trong thời gian qua các ngân hàng thương mại cổ phần đã chú trọng hơn đến các nghiệp vụ bán lẻ, khai thác tốt các sản phẩm hiện có và hồn thiện bộ máy quản trị theo hướng gọn nhẹ do đó đã làm tăng cả hiệu quả quy mơ và hiệu quả thuần.

Hơn nữa vì hiệu quả tồn bộ là tích của hiệu quả kỹ thuật thuần với hiệu quả quy mô, bởi vậy độ lớn của các chỉ tiêu hiệu quả này sẽ phản ánh nguồn phi hoạt quả trong hoạt động của các ngân hàng. Ta thấy hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình của mẫu thời kỳ nghiên cứu là 0,972 lớn hơn so với hiệu quả quy mơ bình qn 0,94, cả hai đều có đóng góp gần như ngang bằng nhau để tạo ra hiệu quả kỹ thuật bình quân trong thời kỳ 2008 -2013. Đối với NHTMNN thì hiệu quả quy mô đạt được 0,984, hiệu quả kỹ thuật thuần đạt 0,996. Đối với NHTMCP thì hiệu quả quy mơ đạt được 0,979 hiệu quả kỹ thuật thuần đạt 0,975.

Kết quả ước lượng thay đổi hiệu quả và năng suất

Kết quả ước lượng các chỉ số Malmquist bình qn cho tồn bộ mẫu, từng loại hình ngân hàng và từng ngân hàng thời kỳ 2008-2013 (được trình bày tóm tắt trong phụ lục 3) cho thấy sự thay đổi của năng suất nhân tố tổng hợp (tfpch) trong thời kỳ mẫu nghiên cứu nhỏ hơn 1 hay chỉ đạt 0,893 mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của tiến bộ công nghệ (techch) chỉ đạt 0,875 mặc dù sự thay đổi của tiến bộ công nghệ theo kết quả ước lượng được ở bảng thống kê các biến của mơ hình DEA cho thấy có sự gia tăng trong các năm. Điều này có thể được giải thích là do tiến bộ cơng nghệ chưa phát huy được trong thời kỳ này và nhiều ngân hàng vẫn nghiêng về những công nghệ sử dụng nhiều lao động.

2.2.4 Những hạn chế của mô hình

Trong những thập niên gần đây, DEA được xem là một phương pháp hữu ích trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàngvì những ưu điểm của nó. Thế nhưng, ngoài những ưu điểm, khi tác giả áp dụng DEA trong nghiên cứu gặp phải một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất của DEA trong việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động của ngân hàng là chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh hiệu quả của những ngân hàng trong cùng một mẫu/ tổng thể nghiên cứu. Điều này có nghĩa là hiệu quả hoạt động của ngân hàng không thể so sánh với hiệu quả của những đơn vị trong mẫu/ tổng thể khác. Trong bài nghiên cứu, tác giả cần thiết phải so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng giữa các mẫu/ tổng thế khác nhau. Ví dụ như: so sánh hiệu quả của nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh và nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần,...

2.3 Mơ hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1 Mô tả các biến

Các biến độc lập và phụ thuộc trong bài nghiên cứu này được chọn dựa trên kinh nghiệm lựa chọn biến của những bài nghiên cứu trước đây và một số chỉ tiêu đặc biệt cho thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013.

Biến phụ thuộc:

ROA: (lợi nhuận ròng/ tổng tài sản) tỷ lệ lợi nhuận rịng trên tổng tài sản cung cấp thơng tin về khả năng chuyển tài sản thành lợi nhuận rịng, do đó nó phản ánh tính hiệu quả quản lý.

ROE: (lợi nhuận ròng/vốn cổ phần) tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần liên quan đến lợi nhuận rịng và vốn đầu tư bởi các cổ đơng. Tỷ lệ này đo tính hiệu quả của q trình sử dụng vốn góp của các cổ đơng hay những gì mà cổ đơng nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.

Hai biến này thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, điển hình là các bài Kunt và Huizinga , Cavallo và majnoni (2001), Ben Naceur (2003), Davis và Zhu (2005), Toni Uhomoibhi (2008), Husni Ali Khrawish (2011)…

Biến độc lập:

Thông qua chỉ định mơ hình bằng phần mềm SPSS 20.0, dựa vào nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011), Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) và TS. Nguyễn Việt Hùng (2008), kết hợp với quan điểm nghiên cứu của ông là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể được đánh giá dưới góc độ khả năng sinh lời và phương pháp phù hợp được chọn để kiểm định các nhân tố bên trong và bên ngồi ngân hàng là phương pháp bình phương bậc nhất dạng bảng – Pooled OLS, nhằm xem xét những ảnh hưởng của yếu tố đó lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Do đó, bài viết sử dụng mơ hình nghiên cứu được sử dụng là mơ hình hồi quy OLS. Với 2 mơ hình hồi quy này, biến phụ thuộc là ROA và ROE đại diện cho tính hiệu quả của ngân hàng, các biến độc lập được chia thành 2 nhóm nhân tố bên trong và bên ngồi:

Trong đó:

Xi : (i =1, 8) Nhân tố bên trong bao gồm: logarit tự nhiên của tổng tài sản (size), tổng nợ trên tổng tài sản (TL/TA), vốn trên tổng tài sản (TE/TA), dư nợ cho vay trên tổng tài sản (L/TA), Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, loại hình ngân hàng, chi phí hoạt động/TTS.

Yi: (i = 1, 3): nhóm các nhân tố khách quan, bao gồm biến về môi trường hoạt động gồm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái.

k : đại diện cho ngân hàng thứ k (k = 1, 20) t: đại diện cho năm t (t = 2008, 2013) c : hệ số tự do

e: sai số

Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng một số biến trong bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008). Ý nghĩa và kỳ vọng các biến được thể hiện tóm tắt trong Bảng 2.2:

Bảng 2.2. Mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình

Biến Kỳ vọng

tương quan Các nghiên cứu Cách xác định

SIZE – Quy mô tổng

tài sản +

TS. Nguyễn Việt Hùng (2008)

Vincent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012)

Ln (Tổng tài sản)

TL/TA– Tỷ lệ nợ

trên tổng tài sản +

Husni Ali Khrawish (2011) Tổng nợ/ Tổng tài sản

trên tổng tài sản TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) sản L/TA – Dư nợ cho

vay trên tổng tài sản -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)