Nhập khẩu uỷ thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 28 - 30)

Hình thức này được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại khơng có quyền nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác hàng hố đó cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác sẽ nhận được một khoản tiền gọi là lệ phí uỷ thác.

Bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác sẽ kí kết hợp đồng mà theo đó bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành các bước hoặc một số bước đã thoả thuận của quá trình nhập khẩu hàng hố. Họ khơng phải bỏ vốn và phải chịu rủi ro bán hàng mà thay mặt cho bên uỷ thác giao dịch với bạn hàng nước ngồi từ kí kết cho đến thực hiện các điều khoản hợp đồng nhập khẩu. Trong thực tế, bên nhận uỷ thác là những công ty lớn, uy tín trên thương trường, mạnh về tiềm lực tài chính và nắm vững nghiệp vụ ngoại thương.

Đối với doanh nghiệp uỷ thác, do thiếu những điều kiện cần thiết nhưng vẫn có thể nhập khẩu được mặt hàng mình muốn mà không phải mất thời gian cho thủ tục nhập khẩu cũng như tiến hành các bước nhập khẩu. Tuy nhiên họ phải mất một khoản lệ phí lớn và mất đi lợi thế về chi phí trong hoạt động bán hàng về sau. Ngồi ra, do khơng trực tiếp thực hiện nhập khẩu nên hàng hố có thể không đúng về quy cách, phẩm chất như trong hợp đồng.

2.3.2.4 Buôn bán đối lưu

Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng hố, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với số lượng hàng nhận về.

Hình thức này ra đời từ rất lâu, trong đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, tiếp đến là “trao đổi đền bù”.

Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng, các bên trao đổi với nhau những hàng hoá tương đương và việc giao nhận hàng diễn ra gần như đồng thời, có thể thanh toán bằng tiền.

Trong nghiệp vụ bù trừ, hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở ghi sổ giá trị hàng giao. Đến cuối kì hạn hai bên mới so và đối chiếu trị giá hàng đã giao và trị giá đã nhận, nếu sau khi thực hiện nghiệp vụ bù trừ, tiền hàng cịn dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ hoặc có thể được ghi vào sổ cho nghiệp vụ bù trừ năm sau.

Do cùng một hợp đồng có thể thực hiện cả hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu, cùng lúc thu lãi từ hai hoạt động này, hình thức này khá phát triển đặc biệt sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20 buôn bán đối lưu chiếm gần 35% trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên để thu được lợi ích tối ưu nhất, các nhà kinh doanh cần phải nắm vững thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)