FDI tác động đến thịtrường xuất nhập khẩu của nước nh ận đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 39 - 41)

đó.

Những tác động này có thể nhận thấy rõ nhất ở hoạt động ngoại thương của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. So với các nước có cùng điểm xuất phát, 3 nước này đã nhanh chóng loại bỏ cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2. Thời gian dừng lại ở giai đoạn 2 của những nước này cũng ngắn hơn so với các nước khác và đang nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3. Đóng góp vào thành tựu xuất khẩu của các nước này, bên cạnh chiến lược xuất nhập khẩu, đường lối phát triển kinh tế hợp lí, nguồn vốn FDI chính là một động lực khơng thể thiếu.

2.4.2.3 FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư nhận đầu tư

Hàng hóa và thị trường là hai yếu tố cơ bản của hoạt động ngoại thương. Các nước muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì phải mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Cần lưu ý, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu khơng chỉ có nghĩa là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lí mà cịn là mở rộng dung lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đối với từng thị trường.

Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư phụ thuộc vào thị trường mục tiêu mà hoạt động đầu tư này hướng tới. Tùy thuộc nhóm thị trường mà nó phục vụ, dịng FDI đó sẽ khơng hoặc có khả năng làm gia tăng phạm vi thương mại quốc tế của nước nhận đầu tư ở mức độ nhiều ít khác nhau.

Các nhóm thị trường gồm có: (1) thị trường nước chủ đầu tư, (2) thị trường nước nhận đầu tư, (3) khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư và (4) các thị trường khơng mang tính khu vực hoặc kết hợp các thị trường trên.

- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hàng hóa sau khi sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư vào nước nhận đầu tư sẽ tăng lên, tiếp đó tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên. FDI làm tăng thương mại giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.

- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là nước nhận đầu tư, hàng hóa do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra sẽ được tiêu thụ ngay ở nước nhận đầu tư, giúp giảm tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước nhận đầu tư.

- FDI nhằm vào thị trường khu vực lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu FDI loại này chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu FDI thì thị trường khu vực trên có thể sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước nhận đầu tư.

- Tác động của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp dẫn đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư sẽ là tổng hợp những tác động của 3 nhóm trên. Như vậy trong từng trường hợp, FDI có khả năng làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của nước chủ đầu tư đối với từng khu vực thị trường khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư, nhất là thị trường xuất khẩu bởi xu hướng phát triển của FDI trong giai đoạn này đang là FDI hướng về xuất khẩu. Thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới bởi bên cạnh các lợi thế về vốn và cơng nghệ, các doanh nghiệp nước ngồi đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn. Hàng hóa của doanh nghiệp có FDI có thể qua mạng lưới

này xâm nhập vào cả những thị trường khó tính, địi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa, như khu vực thị trường các nước phát triển gồm Mĩ, Nhật Bản, EU… Một tác động tích cực khác của FDI đến thị trường xuất nhập khẩu của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)