Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 66 - 71)

- Giai đoạn 20002005: Giá trị FDI đăng kí có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2000 và 2001 tuy nhiên v ẫn chỉ đạt chưa tới 70% lượng FDI đăng ký vào năm

3.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam, luận văn sử dụng mơ hình lực hấp dẫn đã được sử dụng trong nghiên cứu trước đây của Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) về mối liên hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Mức độ tập trung thương mại là sự tập trung của luồng thương mại hàng hóa đối với một thị trường nào đó. Bởi vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Có khá nhiều nghiên cứu đưa ra các mơ hình giải thích luồng thương mại giữa hai quốc gia và các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó mơ hình lực hấp dẫn (gravity model) là mơ hình kinh tế lượng thường được sử dụng để phân tích các yếu tố tác động đến luồng thương mại song phương. Mơ hình này tương tự như định luật hấp dẫn trong vật lý.

Theo mơ hình trọng lượng chuẩn tắc, thương mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệ thuận với quy mô của 2 nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 nước. TRijt R= α GDPRitRP β1 P GDPRjtRP β2 P DISRijRP β3 P uRijt Trong đó: TR

ijt Rlà kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của nước i sang nước j tại thời điểm t. GDPRi,j Rlà tổng sản phẩm quốc nội của nước i, j tại thời điểm t.

Các hệ số β thể hiện tác động của mỗi nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu và đến cơ cấu thịtrường. Ví dụ như nếu GDP của nước ngồi tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu sẽ tăng βR2R %.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong mơ hình này cũng có xuất hiện đầy đủ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại:

- Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung là GDP của nước xuất khẩu. GDP của

nước xuất khẩu bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong lãnh thổ nước đó. Khi hàng hóa được tạo ra càng nhiều thì khả năng xuất khẩu càng lớn.

- Ngược lại, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu là GDP nước nhập khẩu. GDP của nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng, càng khó khăn cho việc xâm nhập của hàng nước ngồi.

- Nhóm yếu tố hấp dẫn hay cản trở bao gồm chính sách của mỗi quốc gia

trong việc khuyến khích/hay cản trở luồng hàng của nước đối tác và khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố về khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến cước phí vận chuyển giữa hai quốc gia thường khó thay đổi nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến mức độ tập trung thương mại. Khoảng cách gần, chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa. Đây chính là lý do dẫn đến việc mọi quốc gia đều rất quan tâm đến các nước láng giềng trong khu vực.

Chính sách của mỗi chính phủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu của chính phủ sẽ khơng chỉ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu mà còn tác động đến mức độ tập trung thương mại. Chẳng hạn, việc Việt Nam thành lập Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Dubai sẽ hướng hoạt động xuất khẩu tập trung vào các nước Trung Đơng. Bên cạnh đó, chính sách của các nước đối tác nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại. Đối với Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu sang

các nước thành viên ASEAN được hưởng thuế suất CEPT (thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung)/AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN) trong khi phải chịu thuế suất MFN (thuế nhập khẩu ưu đãi) tại các thị trường khác. Trong nhiều trường hợp, mức chênh lệch giữa các loại thuế suất là đáng kể, làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam bị “hút” vào thị trường các nước ASEAN, gây ra sự tập trung thương mại đối với khu vực này.

Phân tích thực nghiệm được trình bày trong luận văn này được dựa trên 2 mơ hình. Mơ hình (1) được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI và xuất khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Mơ hình (2) được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI và nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

lnEXPORTRjt R= αR0R + αR1 RlnFDIRjtR + αR2RlnGDPVNRt R+ αR3RlnGDPRjtR + αR4RDRjR + αR5RA + αR6RB + εRjtR (1) lnIMPORTRjtR= βR0R+ βR1RlnFDIRjtR+ βR2RlnGDPVNRtR+ βR3RlnGDPRjtR+ βR4RDRjR+ βR5RA+ βR6RB+ µRjtR (2) Trong đó: - j : quốc gia - t : năm (từ 2006 đến 2013) - EXPORTR

jt R: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia j vào năm t (triệu USD)

- IMPORTRjt R: kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia j vào năm t (triệu USD)

- FDIRjtR : vốn đầu tư trực tiếp tích lũy từ quốc gia j vào Việt Nam tại năm t (triệu USD)

- GDPVNR

t R: tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam vào năm t (triệu USD) - GDPRjtR : tổng sản phẩm nội địa của quốc gia j vào năm t (triệu USD) - DRjR : khoảng cách từ Hà Nội – thủ đô của Việt Nam đến thủ đô của quốc

- A : biến giả thể hiện ảnh hưởng của yếu tố hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN (hiệp hội các nước Đông Nam Á) ( A là 1 nếu quốc gia j thuộc ASEAN và A là 0 nếu quốc gia j không thuộc ASEAN) - B : biến giả thể hiện ảnh hưởng của yếu tố chung biên giới giữa Việt

Nam và quốc gia j ( B là 1 nếu Việt Nam giáp biên giới với quốc gia j và ngược lại B là 0)

Phần lớn các nghiên cứu trước đều sử dụng hai phương pháp thống kê là hồi quy bình phương nhỏ nhất thơng thường Pooled-OLS và hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS. Để lựa chọn giữa hai phương pháp này, luận văn sử dụng kỹ thuật kiểm định nhân tử Lagrange (LM test) để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm LM, luận văn sẽ sử dụng phương pháp GLS để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu.

3.3.2 Dữ liệu

Phân tích thực nghiệm được trình bày trong luận văn này được dựa trên một tập dữ liệu bảng trong đó bao gồm 16 đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2013 (Đức, Anh, Hà Lan, I-ta-li-a, Pháp, Thái Lan, In-đô-nê-xi- a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông). Tập dữ liệu được chia thành 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn 1: từ năm 2006 đến năm 2009 - Giai đoạn trước và trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu 2008-2009

Giai đoạn 2: từ năm 2010 đến năm 2013 – Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu 2008-2009

Nguồn thu thập dữ liệu:

- Số liệu tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam GDPVN thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

- Số liệu tổng sản phẩm nội địa của các nước đối tác của Việt Nam GDP thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

- Số liệu tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam GDPVN thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)

- Số liệu kim ngạch xuất/nhập khẩu EXPORT thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO)

- Số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO)

- Số liệu khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác thương mại thu thập từ trang web http://www.wolframalpha.com/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)