Hejazi và Safarian (1999) đã lập luận rằng cả hai thương mại và FDI có thể cải thiện năng suất của các doanh nghiệp ở nước sở tại. Phân tích thực nghiệm của họ cho thấy đóng góp của FDI tới năng suất là tương đối mạnh. Bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập vào năm 1995, Buckley và cộng sự (2002) đã xem xét các hiệu ứng lan tỏa từ nước ngoài cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước ở Trung Quốc. Họ cho rằng trong khi các công ty nhà nước không được hưởng lợi từ sự hiện diện của doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước thuộc sở hữu chung được hưởng lợi từ sự lan tỏa công nghệ và tiếp cận thị trường. Không giống như Buckley và cộng sự, Liu (2002) và Liu và Wang (2003) đã xem xét tạo ra hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI ở Trung Quốc bằng cách sử dụng dữ liệu bảng. Chung và cộng sự (2003) đã lập luận rằng trong khi vai trò của FDI trong việc cải thiện năng suất ở các nước chủ khá tốt thì có tương đối ít nghiên cứu đã xem xét việc chuyển giao công nghệ và các khía cạnh tăng khả năng cạnh tranh của FDI. Họ đã giải quyết những vấn đề này bằng cách sử dụng các dữ liệu ngành công nghiệp thiết bị ôtô của Mỹ trong giai đoạn 1979-1991. Các công ty Mỹ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Nhật Bản trong khoảng thời gian mẫu. Phân tích thực nghiệm của họ cho thấy rằng mặc dù FDI của các công ty Nhật Bản có liên quan đến cải thiện năng suất tổng thể ở Mỹ, có rất ít bằng chứng về chuyển giao công nghệ. Họ lập luận rằng tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ôtô của Mỹ là nguyên nhân chính của cải thiện năng suất tổng thể.
Liu (2008) đã lập luận rằng, trong một số trường hợp, chuyển giao cơng nghệ có thể rất tốn kém và do đó tác động tổng thể của nó lên nước chủ nhà có thể là tiêu cực. Beugelsdijk và cộng sự (2008) đã lập luận rằng tác động của hiệu ứng lan
tỏa theo chiều ngang và theo chiều dọc trên năng suất ở các nước đang phát triển là không đáng kể. Tuy nhiên, Suyanto và cộng sự (2009) đã cho rằng các ngành công nghiệp sản xuất của Indonesia đã được hưởng lợi từ việc FDI tạo ra tác động lan tỏa ngang và dọc. Bằng cách sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp 1998-2001, Liu và cộng sự (2009) đã cho rằng FDI đã tạo ra tác động lan tỏa dọc quan trọng ở cả cấp quốc gia và khu vực ở Trung Quốc nhưng các mối liên kết ngang là không mạnh. Họ phát hiện ra rằng cả hai doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp không thuộc nhà nước ở Trung Quốc đã bị thiệt hại bởi sự gia tăng cạnh tranh phát sinh từ sự lan tỏa ngang. Ngoại tác lan tỏa dọc chủ yếu giúp doanh nghiệp nhà nước vì khả năng cơng nghệ của họ là cao hơn so với các doanh nghiệp không thuộc nhà nước. Meyer và Sinani (2009) đã lập luận rằng mối quan hệ giữa FDI và mức độ phát triển kinh tế khơng phải là tuyến tính. Blalock và Simon (2009) đã lập luận rằng các cơng ty có tăng khả năng hấp thụ lớn hơn từ FDI khu vực hạ nguồn.
Tầm quan trọng của hiệu ứng lan tỏa cũng đã được nhấn mạnh bởi Barry và Kearney (2006). Họ lập luận rằng hiệu ứng lan tỏa có thể cải thiện cấu trúc của một nền kinh tế chủ kịch thước vừa và nhỏ qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn mà không tăng thêm nguy cơ và biến động. Bằng cách sử dụng một phương pháp lý thuyết trò chơi, Agmon (2003) đã nêu bật tầm quan trọng của hiệu ứng phân phối thu nhập của FDI. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã xem xét tác động của FDI tạo ra tác động lan tỏa về hành vi xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Các bằng chứng được cung cấp bởi những nghiên cứu này là hỗn hợp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước trong khi những nghiên cứu khác đã lập luận rằng do sự hiện diện của chi phí chìm có ý nghĩa, tác động tổng thể lên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước có thể là tiêu cực.