FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nh ận đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 35 - 39)

Thực tế ở các nước trên thế giới, hai dạng ảnh hưởng này của FDI rất khó phân biệt và rất khác nhau giữa các quốc gia. Nói chung, quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu phụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, chiến lược của các TNC, chiến lược phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư. Dưới đây là một số tác động chung nhất của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước nhận đầu tư.

2.4.2.1 FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư nhận đầu tư

Đối với xuất khẩu

Tác động của FDI đến kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư hầu hết là tác động tích cực, theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

Trước hết là thông qua bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất xuất khẩu. Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ song lại thiếu vốn để phát triển sản xuất. FDI là nguồn quan trọng giúp các nước

này khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đầu tư nước ngồi cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lượng ở các nước nhận đầu tư. Với kinh nghiệm quản lí và trình độ cơng nghệ cao, các nhà đầu tư nước ngồi góp phần cải thiện năng suất của khu vực sản xuất, làm phong phú nguồn hàng xuất khẩu. Đối với một số tài ngun địi hỏi cơng nghệ chế biến hiện đại và nhiều vốn, nếu để tự các nước này khai thác, chế biến và xuất khẩu sẽ mất một thời gian khá dài, nhưng nếu có FDI, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể xuất khẩu và tự sản xuất để xuất khẩu.

Một tác động tích cực khác của FDI đến hoạt động xuất khẩu của nước nhận đầu tư đó là khả năng cải thiện chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, khơng chỉ ở khu vực có FDI mà của tồn bộ nền kinh tế nói chung do tác động lan tỏa công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất của cả khu vực kinh tế trong nước.

Đối với nhập khẩu

FDI là một hình thức di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia. Các nguồn lực này không chỉ tồn tại dưới dạng tiền tệ mà cịn là những máy móc thiết bị cơng nghệ, nguyên vật liệu mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào nước nhận đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc di chuyển những nguồn lực sản xuất này vào nước nhận đầu tư đồng nghĩa với việc nước này sẽ nhập khẩu những hàng hóa này. Như vậy, cùng với sự gia tăng FDI vào nước nhận đầu tư, kim ngạch nhập khẩu của nước này cũng tăng lên. Ở các nước đang phát triển còn ở trình độ cơng nghệ thấp tác động này khá lớn do nhà đầu tư hầu như sẽ phải nhập toàn bộ dây chuyền sản xuất và nguyên liệu bởi các ngành công nghiệp phụ trợ các nước này chưa phát triển.

Tuy nhiên, tác động của FDI làm tăng nhập khẩu của nước nhận đầu tư thông thường chỉ trong ngắn hạn nếu như nước nhận đầu tư có một đường hướng phát triển kinh tế hợp lí. Về dài hạn, FDI dần dần sẽ làm giảm nhập khẩu của nước

nhận đầu tư do một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, nước nhận đầu tư thay vì phải nhập khẩu một số mặt hàng từ nước chủ đầu tư (do trong nước chưa đủ trình độ sản xuất) có thể tiêu dùng chính hàng hóa đó nhưng do các doanh nghiệp FDI trong nước cung cấp. Thứ hai, do tác động của chuyển giao công nghệ, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước của nước nhận đầu tư sẽ được cải thiện, tiến tới tự sản xuất được những mặt hàng mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Thứ ba, khi các nước nhận đầu tư thu hút được FDI để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất, hoạt động nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước chủ đầu tư sẽ khơng cịn. Như vậy, trong ngắn hạn, FDI làm tăng nhập khẩu của nước nhận đầu tư, song về dài hạn, FDI có tác động tích cực trong việc làm giảm đáng kể kim ngạch nhập khẩu của nước này.

2.4.2.2 FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư

Xét cơ cấu nhập khẩu của một quốc gia, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của nước này thơng thường sẽ gồm có nhóm hàng tiêu dùng và nhóm tư liệu sản xuất. Khi khơng có FDI, nếu nước này là một nước đang phát triển với trình độ cơng nghệ thấp (dưới mức Y), thì hàng hóa sản xuất ở trình độ công nghệ cao (trên mức Y) sẽ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư trực tiếp để sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao (trên mức Y) ở nước này để xuất sang các thị trường khác, ta sẽ thấy có sự thay đổi trong cả cơ cấu hàng xuất khẩu của nước này. Trước hết, tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này sẽ tăng lên, không chỉ bởi phải nhập khẩu các máy móc thiết bị cho sản xuất, nước này có thể phải nhập khẩu cả những nguyên vật liệu cần thiết hiện trong nước chưa sản xuất được. Một thời gian sau nước này sẽ khơng cịn nhập khẩu những loại hàng hóa này từ nước chủ đầu tư nữa, do nhu cầu nội địa

đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp có FDI ngay trong nước. Về xuất khẩu, vì các nhà đầu tư nước ngồi khơng những sản xuất hàng hóa này để phục vụ nhu cầu của nước nhận đầu tư mà còn nhằm xuất khẩu sang các thị trường khác, do đó, trong cơ cấu xuất khẩu của nước nhận đầu tư, tỉ trọng của nhóm hàng chế tạo, ở mức công nghệ cao hơn sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, những tác động nêu trên chỉ là ngắn hạn, về dài hạn, do hoạt động chuyển giao công nghệ, hay tác động tràn (tác động lan tỏa công nghệ) một cách tự nhiên giữa khu vực FDI đến khu vực kinh tế trong nước sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư có sự biến đổi về chất. Nói là sự biến đổi về chất bởi việc các doanh nghiệp trong nước đã tiếp thu được công nghệ cao và trình độ sản xuất được cải thiện sẽ làm giảm tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa chế biến, hàng cơng nghệ cao với giá trị gia tăng hầu hết được tạo ra ở nước nhận đầu tư chứ không phải chỉ là phần giá trị tăng thêm do hoạt động gia cơng. Nói cách khác FDI đã cải thiện năng lực xuất khẩu của nước nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ.

Nhìn vào hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển ta có thể thấy rõ hơn điều này. Hầu hết các nước đang phát triển đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nơng nghiệp cịn chiếm vị trí chủ đạo, sản phẩm thơ và sơ chế chiếm gần như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu.

Giai đoạn 2: Nhờ sự phát triển tương đối của công nghiệp chế biến và chế tạo, sản phẩm thô dần nhường chỗ cho sự tăng tỉ trọng của nhóm hàng cơng nghiệp chế biến và chế tạo như hàng dệt, quần áo, máy móc, thiết bị cơng nghiệp, vận tải…

Giai đoạn 3: Các nước này đạt được trình độ cơng nghệ cao, chú trọng tới xuất khẩu máy móc thiết bị cơng nghiệp, đặc biệt là thiết bị điện tử, viễn thông.

Thực tế cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển trong mỗi giai đoạn, hay sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo nhanh hay chậm chịu tác động lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài. FDI mà một nước thu hút vào có cơ cấu như thế nào (về ngành, về trình độ công nghệ của từng chủ đầu tư, về mục đích đầu tư…) sẽ có tính quyết định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)