Từ năm 19881996: Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế xã hội nước ta Đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 60 - 61)

1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ khoảng 213 triệu USD. Thời kì đầu sau đổi mới Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường đầu tư thơng thống nhất khu vực, nhưng Luật Đầu Tư nước ngồi tại Việt Nam mới ban hành cịn chưa hồn thiện và đồng bộ. Hơn thế nữa cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tư còn hạn chế, thêm vào đó là chính sách cấm vận của Mĩ nên FDI giai đoạn này chỉ mới được tiến hành theo kiểu thăm dị, số dự án và lượng vốn đăng kí thấp.

Tuy nhiên con số FDI đăng kí đã tăng mạnh kể từ năm 1992 và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 với tổng vốn đăng kí lên đến 8,9 tỉ USD. Tốc độ phát triển FDI khá cao, ổn định, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tốc độ tăng FDI bình quân hàng năm lên tới 50%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do nhiều nguyên nhân, một phần vì các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang chuyển đổi, với thị trường trong nước chưa được khai thác. Thêm vào đó là hàng loạt các nhân tố thuận lợi cho sản xuất như: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, giá nguyên liệu rẻ, tài nguyên thiên nhiên…

Ngoài những nguyên nhân bên trong, nhiều tác động từ bên ngồi cũng góp phần làm gia tăng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm hút FDI. Năm 1990, các nước khu vực Đơng Nam Á thu hút 36% tổng dịng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ

hai, sự xuất hiện của dịng vốn nước ngồi vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi các nhà đầu tư cho rằng là một cơ hội tốt để thu lợi nhuận. Thứ ba, các quốc gia có tiềm lực hơn trong khu vực này như Thái Lan, Malisia, Singapore… đã bắt đầu hoạt động xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kì q độ ở Đơng Nam Á, Việt Nam có lợi thế tương đối trong thu hút FDI.

Trong khoảng từ năm 1991 đến 1996, FDI tiếp tục đóng một vai trị quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và cả cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)