- Giai đoạn 20002005: Giá trị FDI đăng kí có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2000 và 2001 tuy nhiên v ẫn chỉ đạt chưa tới 70% lượng FDI đăng ký vào năm
Chương 5: Kết luận 5.1 K ết luận
Bằng cách sử dụng mơ hình lực hấp dẫn như một số nghiên cứu trước, luận văn kiểm tra mối liên hệ giữa FDI và xuất khẩu và FDI và nhập khẩu tại Việt Nam. Phân tích thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng liên quan đến 16 đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2013 cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa tồn tại giữa xuất khẩu và FDI và nhập khẩu và FDI tại Việt Nam. Luận văn cũng xem xét tác động của FDI đối với xuất khẩu và nhập khẩu trong hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn trước và trong khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu 2008-2009 và giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu 2008- 2009. Phân tích thực nghiệm cho thấy một sự gia tăng trong FDI đã dẫn đến sự gia tăng trong xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam. Cả xuất khẩu và nhập khẩu có mối liên hệ bổ sung với FDI.
5.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Sau hơn 25 năm mở cửa thu hút FDI, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần tăng năng lực sản xuất, đổi mới cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, gia tăng kim ngạch và thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, FDI cũng đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp, đổi mới thủ tục hành chính, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động FDI thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Chất lượng dự án FDI nhìn chung chưa cao, số dự án sử dụng cơng nghệ cao cịn ít, giá trị
gia tăng thấp, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất của các tập đồn xun quốc gia cịn hạn chế. Một số doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường; đặc biệt có biểu hiện chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu ngân sách...
Dưới đây tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý nhà nước về FDI, đòi hỏi được thực hiện liên tục không chỉ hiện nay mà cả các giai đoạn phát triển sau này của đất nước. Đó là việc tiếp tục hồn thiện khung pháp luật đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, nhất là đối với các định chế quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên đầy đủ; tiếp tục hồn thiện chính sách phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý hoạt động FDI cho các địa phương, để tạo thế chủ động và tích cực cho các cơ quan quản lý đầu tư các cấp trong thu hút và quản lý FDI, sử dụng nhiều biện pháp theo hướng đơn giản hố thủ tục hành chính, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động.
Thứ hai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường than phiền về điều kiện hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực – 2 yếu tố mang ý nghĩa quyết định đối với việc thành lập mới và mở rộng các dự án đầu tư của họ. Do đó Việt Nam cần nỗ lực trong việc phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp và khu kinh tế tại các địa phương, đặc biệt chú trọng xây dựng các khu công nghệ cao để tăng cường thu hút các dự án đầu tư, dựa trên công nghệ hiện đại và tri thức, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó Việt Nam cần chủ động trong phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, đáp ứng được u cầu của quy trình cơng nghệ mới và hiện đại.
Thứ ba, Việt Nam cần phát triển hệ thống tài chính vì một hệ thống tài chính nếu được phát triển tốt sẽ giúp giải ngân vốn và chuyển vốn vào những dự án có tỷ suất sinh lời cao.
Thứ tư, phát triển năng lực công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút FDI. Hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam là yếu trong khâu sử dụng và cải tiến công nghệ, điều này làm cho các nhà đầu tư nước ngồi khơng thể tin cậy ở đối tác của mình trong năng lực sản xuất. Vì thế, muốn thu hút được các doanh nghiệp nước ngồi thì trước hết doanh nghiệp trong nước cần cải thiện công nghệ sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ thế giới.
Thứ năm, Việt Nam nên phát triển và hoàn thiện thể chế bao gồm luật bảo vệ quyền tài sản, luật chống tham nhũng, thủ tục hành chính, khuyến khích mơi trường kinh doanh cạnh tranh… Khi quyền tài sản được bảo vệ bởi luật, nhà đầu tư cảm thấy an tồn và có động cơ đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống điều tiết rõ ràng, hiệu quả kết hợp với quyền tài sản được minh định sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và dịng vốn FDI cũng được sử dụng có trách nhiệm hơn.
5.3 Hạn chế của luận văn
Tôi muốn xem xét mối liên hệ giữa đầu tự trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu một tập dữ liệu với khoảng thời gian dài hơn để có thể đưa ra một kết quả chính xác hơn, tuy nhiên vì hạn chế về việc thu thập dữ liệu nên luận văn chỉ có thể quan sát tập dữ liệu trong giai đoạn 2006-2013.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢODanh mục tài liệu tiếng Việt