- Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và đời sống trong nước, nó đóng một vai trị to lớn không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân.
- Nhập khẩu góp phần bổ sung những hàng hóa cịn thiếu ở trong nước (do trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng). Nhập khẩu sẽ làm đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, về quy cách… xóa bỏ tình trạng độc quyền, mang lại lợi ích
cho người dân, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, họ có cơ hội tiêu dùng nhiều loại hàng hóa hơn, mẫu mã đa dạng hơn với chi phí thấp hơn.
- Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo cho quốc gia phát triển ổn định và cho phép quốc gia đó tiêu dùng một lượng hàng hóa nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước.
- Nhập khẩu thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ giữa các quốc gia, góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế.
- Nhập khẩu còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho nền sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển (do tạo ra cạnh tranh), tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu.
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt giữa các nền kinh tế, các thị trường trong nước và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chun mơn hóa.
2.4 Mối liên hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu tại nước nhận đầu tư 2.4.1 Một số lý thuyết về mối liên hệ giữa FDI và hoạt động xuất