tìm thị trường để tiêu thụ, cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, điều này giúp các doanh nghiệp có FDI của nước nhận đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và những biến động của thị trường thế giới.
2.4.3 Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư đầu tư
Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung hay hoạt động thương mại, mậu dịch quốc tế ở nước nhận đầu tư cũng có khả năng tác động trở lại đến dịng FDI vào nước này. Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của thương mại quốc tế đến FDI, song những nghiên cứu đã có đều thống nhất quan điểm sau:
Chính sách thương mại của nước nhận đầu tư, mức độ tự do hóa thương mại và các hiệp định thương mại mà nước này tham gia có ảnh hưởng lớn đến dịng FDI. Quốc gia nào có phạm vi thương mại quốc tế càng lớn thì càng có khả năng thu hút nhiều FDI.
- Chính sách thương mại của nước nhận đầu tư ln có tác động to lớn lên dịng chảy FDI. Tuy nhiên tác động tổng thể là tích cực hay tiêu cực cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một mức độ bảo hộ cao, ví như hàng rào thuế quan, được thực thi đối với một ngành nào đó sẽ tăng thu hút FDI vào trong ngành này. Bảo hộ cao làm tăng thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng đó, các cơng ty nước ngồi xuất khẩu mặt hàng này sẽ phải đối mặt với chi phí xuất khẩu cao hơn, và để duy trì hay mở rộng qui mô sản xuất hiện tại, các cơng ty này thay vì là nhà xuất khẩu sẽ cân nhắc việc đầu tư trực tiếp vào nước nhập khẩu hàng hóa của họ để tránh hàng rào thuế quan.
Tuy nhiên việc tăng thuế suất nhập khẩu nói trên sẽ đồng thời có tác động ngược chiều khác đến FDI của nước nhận đầu tư. Nếu hàng hóa bị tăng thuế suất nhập khẩu là đầu vào sản xuất của một số ngành có FDI, động thái này sẽ khiến chi phí sản xuất của các chủ đầu tư tại nước nhận đầu tư tăng lên, hạn chế dòng FDI tiếp tục đổ vào các ngành này, thậm chí làm giảm dần FDI hiện có, nhất là các khi chủ đầu tư sản xuất hướng về xuất khẩu, sản phẩm đầu ra cần lợi thế về giá cả, chất lượng. Tương tự theo hướng trên, việc giảm thuế suất cũng có những tác động khác nhau đến dòng FDI chạy vào.
- Sự tham dự của nước chủ nhà trong các hiệp ước về tự do hóa thương mại cũng có thể tạo ra những kết quả tích cực hay tiêu cực trong việc thu hút FDI. (1) Xét trường hợp một nước tham gia vào khu vực mậu dịch. Trước tiên là tác động tích cực nhờ vào việc đầu tư vào nước này sẽ cho phép thâm nhập thị trường các nước thành viên cịn lại. Hàng hóa mà chủ đầu tư sản xuất trực tiếp tại nước nhận đầu tư là thành viên của khu vực mậu dịch này sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường các nước trong khu vực, chi phí xuất khẩu hàng hóa này vào các thị trường đó cũng sẽ thấp hơn. Và cũng cần nói thêm rằng, việc tham dự này sẽ góp phần làm phong phú thêm kết cấu FDI tại nước chủ nhà, một khi nước này đạt được những thỏa thuận về tự do hóa thương mại với các nước khác không phải là thành viên của khối.
Tuy nhiên, thật khó có thể kết luận rằng, FDI sẽ tăng lên đáng kể một khi mà nước chủ nhà, nước đang phát triển, tham dự vào một hiệp ước thương mại vùng nào đó bao gồm các thành viên có trình độ phát triển tương đối đồng đều.
(1a) Xét dịng FDI từ các tập đồn đa quốc gia vào một nước thành viên mới gia nhập khu vực mậu dịch. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, chiến lược đầu tư triển khai trong các nước đang phát triển chủ yếu là hướng về việc tối thiểu hóa chi phí, hoặc tiếp cận một số nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tại các nước này. Các mục tiêu quan trọng khác như chiếm lĩnh thị trường, điều tiết cạnh
tranh hoặc hình thành tư bản liên minh nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) nhìn chung là rất mờ nhạt (trừ trường hợp FDI tại Trung Quốc hoặc FDI trong một số nước áp dụng chính sách bảo hộ cho phép vốn đầu tư hướng về thị trường nội địa nhận được một sự trả công cao). Và do vậy, để kết luận FDI sẽ tăng mạnh khi hiệp ước thương mại vùng hình thành sẽ cần dựa vào việc so sánh chi phí sản xuất trong các ngành thu hút FDI tại các nước này.
Với một trình độ phát triển tương đối đồng đều và khơng có gì vượt trội lên hẳn về lợi thế so sánh, sẽ không thể tồn tại một khoảng cách quá lớn về chi phí sản xuất giữa các nước thành viên trong khối. Một nhà đầu tư có ý định chinh phục thị trường của một nước sẽ đầu tư trực tiếp vào nước này thay vì thực hiện FDI vào một nước khác trong khối sau đó lại xuất khẩu sản phẩm để phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát sinh.
Ví dụ, điều tiết sản xuất, cùng các chi phí như vận chuyển, điều tra thị trường..., chưa kể các hàng rào phi thuế quan chắc chắn sẽ tồn tại trong nước nhập khẩu. Trong trường hợp mà FDI hướng về xuất khẩu, tác động của hiệp ước có thể diễn ra theo hướng tích cực thơng qua việc giảm chi phí đầu vào nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối.
Tuy nhiên, khó mà thấy được những diễn tiến thật sự rõ ràng của tác động tích cực này trong một ý nghĩa là cho phép (hoặc thúc đẩy mạnh) FDI triển khai tính kinh tế của quy mơ để xuất khẩu, vì một trong những điều kiện tiên quyết của việc này là một tỉ trọng lớn đầu ra phải được tiêu thụ tại chỗ. Nhưng quy mô của thị trường nội địa lại luôn là điểm yếu nhất của hầu hết các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI.
(1b) Vấn đề thứ hai cần đề cập đến: liệu dịng chảy FDI có nguồn gốc từ các nước thành viên trong khối, diễn ra giữa các thành viên này, có tăng hay khơng? Như đã trình bày ở trên, FDI vào trong các nước này chủ yếu là theo đuổi chiến
lược tối thiểu hóa chi phí, với chi phí sản xuất tương đối đồng đều nhau giữa các nước thành viên, động lực thực hiện FDI giữa các nước này sẽ rất yếu. Thêm vào đó, nếu đây là các nước đang phát triển có trình độ tương đương , dịng ra của đầu tư trực tiếp là không đáng kể. Do vậy, cho dù được thúc đẩy bởi sự hình thành của hiệp ước, sự tăng lên của FDI giữa các nước này khó có thể mang lại một dấu hiệu tích cực đáng ghi nhận nào.
(2) Đối với trường hợp cuối cùng mà chúng ta sẽ xét đến là việc một thỏa thuận về tự do hóa thương mại đạt được giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển.
Giữa hai nước này tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ phát triển, đặc biệt là trình độ cơng nghệ, do vậy mà dịng chảy FDI hầu như sẽ chỉ diễn ra một chiều, chủ yếu là từ nước phát triển sang nước đang phát triển. Chính sách bảo hộ khơng tồn tại nữa, điều này sẽ kích thích mạnh FDI hướng về xuất khẩu.
Đối với FDI dạng này, nước chủ nhà được hưởng lợi trên rất nhiều phương diện như, tiếp cận thị trường mới, kích thích sự phát triển của hệ thống phụ trợ cơng nghiệp và của cả các ngành dịch vụ, cho phép phát huy cao độ các lợi thế so sánh mạnh nhất của đất nước.
Ví dụ, sự dồi dào của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh hoặc khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhờ vào việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ của các dự án hướng về xuất khẩu, đây là mục tiêu vô cùng quan trọng cần phải đạt được đối với các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI.
Ngồi ra, việc hình thành của hiệp ước sẽ biến nước đang phát triển thành một địa điểm đầu tư trung gian của FDI từ một nước thứ ba, một khi nước thứ ba này có thỏa thuận song phương về tự do thương mại với nước đang phát triển, nhưng lại chưa có thỏa thuận với nước phát triển tham gia trong hiệp ước.
Ví dụ, tồn tại một thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch giữa hai nước A (đang phát triển) và B (phát triển). Giữa nước A và nước C cũng có một thỏa thuận dạng này, nhưng lại khơng có giữa hai nước B và C. Lúc này, để thâm nhập thị trường của B, FDI từ C có thể được triển khai trong A, sau đó xuất khẩu sản phẩm vào B. Điều này sẽ càng khả thi nếu giữa C và A có một khoảng cách lớn về trình độ phát triển.
Tóm lại, khơng phủ nhận rằng, sự hình thành của hiệp ước về tự do hóa thương mại sẽ làm tăng quy mô thị trường và tạo nên sự hấp dẫn với FDI trong các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thật sự gây hiệu ứng tích cực trong trường hợp tồn tại một sự khác biệt lớn về lợi thế so sánh giữa các nước thành viên.
Trong trường hợp mà các nước này sở hữu các lợi thế so sánh tương đối tương đồng, tác động tích cực là hạn chế, và trong một số trường hợp có thể gây hiệu ứng ngược nếu trong số các thành viên này có một số, ngoài việc sở hữu các lợi thế so sánh như các thành viên khác, còn sở hữu thêm lợi thế so sánh vượt trội nào đó. Nhận xét này sẽ càng đúng khi áp dụng vào xem xét việc thu hút FDI theo ngành. Ví dụ sau đây sẽ minh họa.
Trung Quốc, một nước đang phát triển, hơn một thập kỷ vừa qua nổi lên như một trong những điểm đến u thích nhất của FDI. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này, nhưng sự dồi dào của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh và đặc biệt là dung lượng khổng lồ của thị trường nội địa tại nước này - một thị trường bao gồm hơn 1,3 tỷ dân với mức tăng trưởng cao ln là hai lý do chính. Và do vậy, những thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch giữa các nước đang phát triển với Trung Quốc, đặc biệt là những nước ở đó FDI bị thu hút chủ yếu bởi chi phí rẻ của nguồn nhân cơng, cần trở thành một vấn đề đáng suy ngẫm đối với các nước này trong việc nâng cao nguồn vốn FDI. Cùng một lợi thế so sánh là chi phí rẻ của nguồn nhân lực, nhưng quy mô thị trường nội địa lại là điều
kiện thuận lợi cho phép triển khai mạnh mẽ kinh tế quy mơ, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã trở nên cực kỳ cạnh tranh bằng giá bán.
Mở cửa rộng rãi thị trường nội địa cho các hàng hóa này, chắc chắn niềm hy vọng của các nước chủ nhà (nước đang phát triển) đối với việc nâng cao vốn FDI vào các công đoạn thượng nguồn của các ngành xuất khẩu, nơi mà ở đó thường xun địi hỏi vốn đầu tư lớn, sẽ trở nên kém hiện thực đi rất nhiều. Ngồi ra, lợi ích mang lại từ việc tăng cao dịng chảy FDI từ Trung Quốc nhờ vào thỏa thuận tự do hóa thương mại cũng sẽ là rất khiêm tốn, vì điều mà các nước đang phát triển rất cần thu được qua việc thu hút FDI là công nghệ. Trong khi Trung Quốc phải trong một thời gian khá dài nữa mới được xem là cường quốc về công nghệ.