.5 Kết quả điều tra nhóm nhân tố tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng công ty cổ phần kinh đô đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

Stt Chỉ tiêu

Kết quả điều tra

Số phiếu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

1 Lượng tồn kho của công ty

luôn ở mức hợp lý 31 3 5 3.8 0.70

2

Kho luôn đáp ứng được nhu cầu tồn hàng vào các mùa cao điểm

31 2 4 2.9 0.71

3

Chất lượng bảo quản hàng hóa tại kho ln được đảm bảo

31 3 4 3.5 0.50

4

Kho luôn đảm bảo tồn hàng cho những yêu cầu riêng của SBU.

31 2 5 3.6 0.99

Điểm số trung bình 3.45

Nhận xét:

Hệ thống kho của công ty hiện tại được chia thành 2 kho lớn là Kho chứa bao bì, nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và Kho Thành phẩm chứa hàng đã sản xuất xong chờ đưa đến Nhà phân phối. Các hoạt động lưu trử đã bảo đảm chất lượng cho hàng hóa được đánh giá khá tốt, lượng tồn kho trung bình hàng năm tương đối hợp lý nhưng trong vấn đề đảm bảo tồn kho cho mùa cao điểm chỉ được trung bình vào khoảng 2.9, do thường bị quá tải ảnh hưởng đến vấn đề bán hàng và kinh doanh tại công ty, đây cũng là vấn đề mà kho đang gặp phải.

2.2.4.5 Giao hàng

Hoạt động giao hàng

Giao hàng là nhiệm vụ của phịng bán hàng cơng ty, Sau khi có tổng hợp nhu cầu của phịng Phát triển kinh doanh, phòng bán hàng sẽ lập kế hoạch hàng tuần để chuyển hàng đến kênh phân phối.

Hiện tại cơng ty có 2 kênh phân phối chính là kênh truyền thống và kênh hiện đại, Kênh truyền thống hiện có 300 nhà phân phối khắp cả nước, từ các nhà phân phối hàng hóa sẽ được chuyển đến 90000 điểm bán lẻ để đến tay người tiêu dùng. Kênh hiện đại bao gồm các khách hàng là các hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, như Coop mart, Metro, Big C, Lotte mart…

Sau khi lập kế hoạch chuyển hàng trong tuần, phòng bán hàng phải gởi bản kế hoạch này cho bộ phận kho trước ngày thứ năm hàng tuần để Kho tiến hành đóng gói, sắp xếp xe giao hàng đến tận các Nhà phân phối, Khi hàng đã chuyển đến nơi nhân viên phòng bán hàng sẽ theo dõi và ghi nhận thực tế hàng hóa mà khách hàng nhận được so với đơn hàng từ đó lập các phiếu thanh toán chuyển cho khách hàng. Trong 10 ngày sau đó khách hàng có nhiệm vụ thanh tốn tiền theo số lượng đã đặt hàng. Mọi ý kiến phản hồi, khiếu nại của khách hàng sẽ do nhân viên của phòng bán hàng chịu trách nhiệm thu thập, và trả lời.

Hoạt động nhận hàng trả về

Hiện tại, đây là một hoạt động do Phòng bán hàng đảm nhận, với chính sách nhận hàng trả về theo hai loại: Thứ nhất hàng giao đến khách hàng bị lỗi về chất

lượng sản phẩm, mẫu mã không đúng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong trường hợp này công ty sẽ thực hiện khắc phục bằng cách giao bù số lượng bị trả về cho khách hàng.

Thứ hai Hàng Nhà phân phối chưa bán hết trước thời hạn sử dụng của sản phẩm. Chính sách này chỉ áp dụng cho một số sản phẩm nằm trong chiến lược của công ty.

Khi tiến hành khảo sát đối với hoạt động bán hàng và dịch vụ khách hàng tác giả tiến hành chọn mẫu theo kinh nghiệm. Trong các nghiên cứu chọn mẫu theo kinh nghiệm, kích thước mẫu tỷ lệ so với biến là 5:1 (Hair và cộng sự, 1998). Với 8 biến cần đo lường số mẫu cần thiết là 40. Sau khi khảo sát, thu hồi, gạn lọc còn 41 phiếu hợp lệ, như vậy đảm bảo phù hợp với điều kiện trên. Kết quả này được đánh giá thang đo với Cronbach’s alpha = 0.767 nên khơng có nhân tố bị loại.

Kết quả thống kê mô tả:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng công ty cổ phần kinh đô đến năm 2020 (Trang 42 - 44)