.11 Kết quả điều tra nhân tố dịch vụ khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng công ty cổ phần kinh đô đến năm 2020 (Trang 51)

Stt Chỉ tiêu

Kết quả điều tra

Số phiếu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1

Cơng ty ln xem trọng chính sách hậu mãi, quan tâm chăm sóc khách hàng

41 3 5 3.6 0.67

2

Nhân viên công ty lịch sự, thân thiện và uy tín với khách hàng

41 3 5 4.1 0.62

3

Cơng ty có nhiều chính sách giá linh hoạt theo điều kiện thanh toán

41 2 5 4.2 0.67

4

Các sản phẩm của cơng ty có chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

41 3 5 3.8 0.60

Điểm số trung bình 3.925

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 8 năm 2014)

Nhận xét:

Các khách hàng trong khảo sát là các Nhà phân phối, doanh nghiệp nên họ đánh giá khá tốt về dịch vụ khách hàng mà chuỗi cung ứng của công ty mang lại và điều mà họ mong muốn cần cải thiện thêm đó là các chính sách giá linh hoạt theo vùng

và theo mức tiêu thụ, ngoài ra đối với các Nhà phân phối tại một số vùng khó khăn như các tỉnh tây nguyên, miền trung họ cần thêm các chính sách hổ trợ nhận hàng trả về của công ty trong thời gian đầu chưa bán được.

2.3 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty ứng tại công ty

Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng của cơng ty gồm có 4 tiêu chuẩn đánh giá đó là: Giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí.

2.3.1 Tiêu chuẩn giao hàng

Đối với các mặt hàng bán thị trường nội địa, công ty giao hàng theo kế hoạch giao hàng của phịng bán hàng, vì một số điều kiện khó khăn khách quan thỉnh thoảng công ty giao hàng bị trể ngày, hoặc giao thiếu. đặc biệt khi vào các mùa cao điểm như mùa tết, nhu cầu đặt hàng của Nhà phân phối cao, việc cung ứng xe giao hàng bị thiếu, ngồi ra trong q trình vận chuyển hàng đến Nhà phân phối thì hàng bị móp, hoặc bể điều này làm cho khách hàng khơng hài lịng.

Bảng 2.12 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn trung bình của cơng ty

Chỉ tiêu Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Giao hàng đúng hẹn:

-Các nhà cung ứng nguyên vật liệu 92,9 91.2 94.6

-Kế hoạch sản xuất 94.2 95.1 95.7

-Phòng bán hàng 93.4 94.2 94.5

Giao hàng đúng hạn trung bình (%) 93.8 93.5 94.9

Nhận xét :

Việc giao hàng đúng hạn của cơng ty có xu hướng được cải thiện nhưng vẫn còn chưa ổn định nhất là ở công tác giao. Nguyên vật liệu từ Nhà Cung Cấp đến công ty, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc giao hàng của Nhà cung cấp và giữa các mắt xích với nhau.

2.3.2 Tiêu chuẩn chất lượng

Hệ thống công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn: HACCP, Iso 9001, Iso 22000, qua các đợt kiểm tra định kỳ, phân xưởng sản xuất của công ty đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra mỗi nhân viên đang công tác tại công ty đều hiểu rõ được các điều mà công ty cam kết trong sổ tay chất lượng. Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty bên cạnh việc quan tâm thực hiện các chương trình quản lý chất lượng nói trên, cơng ty cũng rất quan tâm đến việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu.

Hiện tại bộ phận quản lý chất lượng có 3 tổ, tổ quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất sẽ giám sát chất lượng tại xưởng sản xuất, tổ kiểm tra bao bì, nguyên liệu khi nhập từ Nhà cung cấp và tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng cho khách hàng. Từ 2007 công ty đã trang bị các thiết bị đồng bộ và hiện đại cho phịng kiểm nghiệm Vi sinh, phịng hút chân khơng… để đảm bảo các nguyên liệu đầu vào được bảo quản tốt nhất, với phương châm chất lượng do công nhân tạo ra và kiểm tra không làm ra chất lượng thì mỗi Cơng nhân và nhân viên công ty luôn ý thức đảm bảo chất lượng trong cơng việc mình làm. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đảm bảo và tạo dựng được niềm tin lớn vào thương hiệu.

2.3.3 Tiêu chuẩn thời gian

Trong quá trình quản lý sản xuất, lượng hàng tồn kho cần phải được tính tốn sao cho tối ưu. Công ty tồn kho do việc sản xuất của công ty theo dự báo, sau đó sẽ bán ra thị trường, việc sai lệch giữa sản xuất và thực tế tiêu thụ ln có chênh lệch vì vậy cơng ty ln phải đảm bảo tồn kho một mức an toàn cho thị trường.

Thời gian tồn kho qua các năm 2011-2013 như sau:

Bảng 2.13 Thời gian tồn kho qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

1. Mức tồn kho ngày 31/12 Tỷ đồng 30.893 30.197 27,998

2. Doanh thu Tỷ đồng 4246,9 4285,8 4560,6

3. Doanh thu bình quân/ ngày Tỷ đồng 11.6 11.7 12.5

4. Số ngày tồn kho (1)/(3) Ngày 2.65 2.57 2.24

5. Ngày công nợ Ngày 11.21 10.85 10.43

6. Chu kỳ kinh doanh (4)+(5) Ngày 13.86 13.42 12.67

(Nguồn: Công ty cổ phần Kinh Đơ)

Nhận xét:

Cơng ty có quan tâm và phấn đấu để giảm số ngày tồn kho của hàng hóa thành phẩm nhưng do mức tồn kho còn khá cao nên đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh cao. Cơng ty cần có biện pháp để giảm số ngày chu kỳ kinh doanh tốt hơn

2.3.4 Tiêu chuẩn chi phí

Việc giảm chi phí ln là một nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng đối với mỗi cơng ty, vì khi Chi phí giảm thì tỷ lệ lợi nhuận sẽ tăng lên. Trong chuỗi cung ứng việc bố trí nhân lực các cơng đoạn sản xuất, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao nguyên liệu, làm giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Do được đầu tư máy móc hiện đại, công tác điều phối tốt nên chi phí gây ra bởi sản xuất ln được kiểm sốt tốt, tuy nhiên hiện nay việc đo lường chi phí của các bộ phận trong công ty vẫn cịn nhiều khó khăn nên chưa thể giao chỉ tiêu quản lý chi phí về cho từng phịng ban được.

Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất: Cơng ty đo lường chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí cơng nợ.

Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí phân phối + Chi phí tồn kho + Chi phí cơng nợ

Bảng 2.14 Tổng chi phí trong 3 năm gần nhất

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí sản xuất 2573 2416 2584

Chi phí tồn kho 52.2 49.3 51.2

Chi phí bán hàng 996 958 943

Chi phí cơng nợ 109.6 105.3 103.7

Tổng chi phí 3730.8 3528.6 3681.9

(Nguồn: Báo cáo của công ty)

Nhận xét:

Chi phí tồn kho trong năm 2013 giảm mạnh, vì cơng ty đã thực hiện cắt giảm việc thuê kho ngoài để tồn hàng, bên cạnh đó lãi suất trong năm này giảm so với năm trước.

2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty

2.4.1 Yếu tố bên trong

Nguồn nhân lực: Như đã phân tích trong mục 2.2.4.6 về cơ cấu lao động của

công ty chúng ta thấy công ty có nguồn lực lao động có trình độ dồi dào, đặc biệt ở đội ngũ quản lý trình độ trên đại học ngày càng nhiều, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các phòng ban vẫn còn, điều này tác động không tốt đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty.

Nguồn lực tài chính: Trong những năm qua hoạt động M&A của công ty

diễn ra khá mạnh, nên các nhà đầu tư luôn quan tâm và đổ vốn vào điều này giúp cơng ty có nguồn vốn dồi dào để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng với việc đầu tư tài chính chưa chú trọng vào ngành hàng cốt lõi nên dễ dẫn đến giảm lợi nhuận từ hoạt động này thậm chí trong một số trường hợp phải thối vốn.

Năng lực sản xuất: Công ty luôn chú trọng vào đổi mới công nghệ và nâng

cao năng lực sản xuất nhưng do năng lực đặc tính của ngành sản xuất bánh kẹo phụ thuộc nhiều vào mùa vụ nên năng lực sản xuất công ty thường bị quá tải vào các mùa cao điểm và dư nguồn lực sản xuất vào mùa thấp điểm.

2.4.2 Yếu tố bên ngồi

Mơi trường vi mô: Hiện nay, dù vị thế của công ty đang dẫn đầu trong

ngành bánh kẹo nhưng nhiều đối thủ cạnh tranh với việc tung ra nhiều sản phẩm mới liên tục cũng gây ra áp lực địi hỏi cơng ty phải thay đổi và tái định vị sản phẩm cho phù hợp với thị trường, điều này tác gây áp lực lớn đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty.

Môi trường vĩ mô: Công ty đang chú trọng đầu tư vào công nghệ để tạo ra

các sản phẩm theo chất lượng quốc tế nhưng hầu hết các máy móc này đều phải nhập từ nước ngồi, vì cơng nghệ tại Việt Nam cịn thấp so với các nước trong khu vực và đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, điều này tác động xấu đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.

2.5 Đánh giá chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng của cơng ty cổ phần Kinh Đô và kết quả điều tra, khảo sát các bộ phận trong chuỗi cung ứng cùng khách hàng, tác giả nhận thấy hoạt động chuỗi cung ứng tại cơng ty có các thành tựu và hạn chế như sau:

2.5.1 Thành tựu

Hằng năm cơng ty đều có kế hoạch chỉ tiêu sản lượng thành phẩm, kế hoạch chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm, định mức sản xuất…. Từng phòng ban cũng dựa trên nhu cầu sản xuất hàng năm, hàng tháng để đưa ra kế hoạch chi tiết cho phòng và từng thành viên trong phòng sắp đặt kế hoạch cho từng người.

Nguyên liệu của công ty chủ yếu là các sản phẩm từ nông sản nên nguồn cung tương đối ổn định, hiện tại cơng ty có quy trình đánh giá nhà cung cấp rõ ràng với các tiêu chí như: Tài chính, uy tín, cơ sở vật chất, trình độ bảo quản, chất lượng

nguyên liệu… Công ty luôn dựa trên phương pháp “Win- Win” khi thực hiện giao dịch với khách hàng nên giử được mối quan hệ lâu dài với nhiều nhà cung ứng, đồng thời thương lượng được những điều khoản thanh tốn có lợi cho cơng ty.

Công ty đứng thứ 3 trong nghành thực phẩm của Việt Nam và nhiều năm liền được bình chọn là thương hiệu quốc gia, công tác đầu tư nâng cấp công nghệ luôn được công ty đầu tư mạnh mẻ, các sản phẩm của công ty ngày càng có được thị phần rộng lớn tại các quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Nigeria, Úc…Hơn nữa công ty cũng liên tục phát triển thị trường tại các nước láng giềng như Campuchia, Lào, Myanma thông qua hệ thống phân phối đang được xây dựng tại đây.

Với bộ máy tổ chức ổn định, ban lãnh đạo có năng lực quản lý và tầm nhìn chiến lược đồng thời luôn chú trọng đào tạo nâng cao kiến thức cũng như năng lực của các cán bộ để tạo ra đội ngũ kế thừa tốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty đều được chú ý, tuyển chọn và đào tạo đảm bảo sự phát triển nguồn lực lâu dài và bền vững.

Để tăng cường năng lực cạnh tranh về giá thành và trong tình hình thế giới đang bị suy thối tồn cầu hiện nay, công ty bước đầu đã có những biện pháp để làm giảm các loại chi phí phát sinh trong q trình sản xuất, chi phí lưu thơng, chi phí trong phân phối sản phẩm và cả chi phí trong việc xúc tiến bán hàng từ khâu đầu tiên là việc mua nguyên vật liệu cũng được nghiên cứu kỹ để mua tận gốc, mua ở những khu vực gần, phương thức vận chuyển dễ dàng thuận lợi để giảm chi phí lưu thơng.

Việc mở rộng thị trường qua các hoạt động xúc tiến thương mại như: Tìm hiểu thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Đài Loan… tiến hành hợp tác với các đối tác phân phối lớn tại đây giúp sản phẩm của công ty thâm nhập vào các thị trường này tốt hơn. Hiện nay công tác này đang được thực hiện tốt nên thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng lớn mạnh.

2.5.2 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cơng ty vẫn cịn tồn tại một số hạn chế sau:

Công tác dự báo trong quý, năm chênh lệch khá lớn so với thực tế tiêu thụ: Việc lập kế hoạch năm hoặc quý của công ty chủ yếu dựa trên thu thập các thông tin từ nhu cầu thị trường, chưa xem xét đến số liệu sản xuất quá khứ nên khi đưa ra các sản lượng chưa sát với thực tế, điều đó gây ra khó khăn cho cơng tác sản xuất và tồn kho. Ngồi ra các dự báo cịn chịu ảnh hưởng rất nhiều vào việc chỉ đạo của lãnh đạo các ngành hàng, nên mang tính chủ quan lớn.

Cơng tác tìm nguồn cung ứng các nguyên vật liệu, tổ chức thu mua chưa được tổ chức phối hợp chặt chẽ với các bộ phận sản xuất, phân phối, nên khó khăn cho bộ phận sản xuất khi sử dụng các nguyên vật liệu này. Một số nguyên liệu là nguồn ngoại nhập nên giá thành cao và thời gian vận chuyển dài gây khó khăn cho việc tồn kho.

Bộ phận quản lý còn chủ quan, thụ động trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh ở một số vị trí làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của tồn cơng ty. Trình độ văn hóa của lao động công nhân đa số chưa qua trung cấp nghề nên việc đào tạo nghề, kỹ luật lao động chưa nghiêm. Một số vị trí quản lý làm việc theo kinh nghiệm, nên các quy trình mới khi ban hành khó khăn khi phổ biến cho họ và thực hiện.

Việc cân đối giữa tồn kho và sản xuất vào mùa cao điểm đảm bảo cho thị trường gặp một số khó khăn vì dự báo sai lệch và diện tích kho chưa đảm bảo. Hiện tại Kho tự quản lý và điều tiết diện tích theo tự phát mà chưa có phương án phối hợp với sản xuất và kế hoạch để điều tiết hợp lý hơn.

Tiêu chuẩn giao hàng đúng hạn của cơng ty vẫn cịn thấp so với khả năng có thể thực hiện được, song song đó, cơng tác kiểm tra chất lượng được tiến hành theo mẫu nên công tác đảm bảo chất lượng vẫn cịn hạn chế.

Hiện nay các quy trình của cơng ty vẫn được thực hiện theo kinh nghiệm là chính, chưa có quy định cụ thể về định mức thời gian, công việc rõ ràng nên khi xảy ra vấn đề khó quy rõ trách nhiệm, đồng thời rất khó để áp dụng tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

Qua việc khảo sát đánh giá và phân tích ở trên ta có thể thấy những hoạt động mà chuỗi cung ứng công ty chưa thực hiện tốt bao gồm những hoạt động sau:

Hoạt động mua hàng:

- Trong một số trường hợp cơng ty cần sản xuất một sản phẩm nào đó để giao hàng gấp cho khách hàng thì bộ phận kế hoạch cần đặt hàng đơn hàng đặc biệt cho Nhà cung cấp thì vẫn chưa được sự hổ trợ từ phía Nhà cung cấp dẫn đến giao hàng trể.

- Một số Nhà cung cấp cung ứng nguyên vật liệu chưa đúng chất lượng gây khó khăn cho bộ phận sản xuất dẫn đến chi phí chất lượng tăng cao.

Hoạt động lập kế hoạch

- Kế hoạch giao hàng trong tháng chưa thực sự tốt, đặc biệt là các đơn hàng bổ sung từ khách hàng.

Hoạt động sản xuất

- Trong thời gian qua dù công ty đã chú trọng đầu tư máy móc hiện đại nhưng vẫn chưa được tiến hành đồng bộ và triệt để dẫn đến hao hụt nguyên liệu trong q trình sản xuất.

- Các cơng nhân được đào tạo chun mơn nhưng lại q chun biệt hóa dẫn đến khi điều chuyển sang xưởng khác làm việc thì khơng thể tiến hành dẫn đến bị động trong q trình bố trí và sắp xếp nhân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng công ty cổ phần kinh đô đến năm 2020 (Trang 51)