Thang đo hành vi tự nguyện của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lòng trung thành sự gắn kết và hành vi tự nguyện của khách hàng tại các trung tâm thương mại ở TPHCM (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. KIỂM ĐỊNH KHẲNG ĐỊNH THANG ĐO BẰNG CFA

4.3.3. Thang đo hành vi tự nguyện của khách hàng

Nguồn: xử lý từ dữ liệu tác giả điều tra

Hình 4.3: Mơ hình thang đo hành vi tự nguyện của khách hàng (Mơ hình chuẩn hóa)

Kết quả CFA của thang đo hành vi tự nguyện của khách hàng được hiển thị trong mơ hình 4.3. Mơ hình có Chi-bình phương = 59.277, df = 32, với p = 0.002. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khác cho thấy mơ hình này phù hợp với dữ liệu thị trường: Chi-square/df = 1.852 (<2); GFI = 0.970, TLI = 0.984, CFI = 0.989 đều lớn hơn 0.9; RMSEA = 0.047 <0.08.

Đánh giá chỉ tiêu giá trị hội tụ: ta thấy rằng các trọng số (đã chuẩn hóa) ở hình

4.2 đều lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê, các giá trị p đều bằng .000 (Xem Phụ lục 7c). Trong đó trọng số cao nhất là biến CC2 = 0.91, và trọng số nhỏ nhất là biến CC3 = 0.72. Như vậy, thang đo hành vi tự nguyện của khách hàng đạt được giá trị hội tụ.

Tính đơn hướng: qua kết quả ở hình 4.3, ta thấy trong mơ hình thang đo hành

khách hàng khác – đều đạt được tính đơn hướng vì khơng có tương quan sai số giữa các biến quan sát.

Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp độ tin cậy và phương sai trích của thang

đo hành vi tự nguyện của khách hàng

Khái niệm Thành phần Số biến quan sát Độ tin cậy Phương sai trích Giá trị Cronbach's Alpha Tổng hợp Hành vi tự nguyện GIOITHIEU 4 0.915 0.916 73.28 Đạt yêu cầu GIUPDO 3 0.881 0.883 71.66 CUNGCAP 3 0.87 0.874 70.02

Nguồn: xử lý từ dữ liệu tác giả điều tra

Độ tin cậy và phương sai trích: Từ kết quả bảng 4.4, các giá trị độ tin cậy tổng

hợp của ba thành phần hành vi tự nguyện của khách hàng đều lớn hơn 0.5. Trong đó thành phần “hành vi giới thiệu của khách hàng” có độ tin cậy lớn nhất là 0.916 và thành phần “hành vi cung cấp thông tin phản hồi cho tổ chức” có độ tin cậy nhỏ nhất là 0.874. Chỉ tiêu phương sai trích của 3 thành phần đều lớn hơn 50%, trong đó thành phần tốt nhất là thành phần “hành vi giới thiệu của khách hàng” với tổng phương sai trích là 73.28%. Kết quả cho thấy các thang đo thành phần của hành vi tự nguyện của khách hàng đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa lòng trung thành sự gắn kết và hành vi tự nguyện của khách hàng tại các trung tâm thương mại ở TPHCM (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)