1.2 CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP
1.2.5 Ma trận có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các giải pháp
Sau khi có được các nhóm giải pháp, cần phải xem xét lựa chọn hay ưu tiên thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau, tránh trường hợp không đủ các
nguồn lực để thực thi đồng thời các giải pháp cùng một lúc. Một kỹ thuật phân tích để lựa chọn các giải pháp là xây dựng ma trận có thể định lượng QSPM (Quantitavies
Strategic Planning Matrix).
Ma trận QSPM là công cụ cho phép các nhà quản trị đánh giá khách quan các giải pháp có thể thay thế hoặc lựa giải pháp để thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên trong và bên ngoài đã được xác định. Cũng giống như
việc hình thành ma trận SWOT, để hình thành ma trận QSPM đòi hỏi nhà quản trị cũng như nhân viên tham gia xây dựng ma trận phải có sự phán đoán tốt bằng trực giác và kinh nghiệm của mình. Các bước thực hiện một ma trận QSPM như sau:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh/điểm yếu quan
trọng bên trong ở các cột trái của các ma trận QSPM. Các thông tin này được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và ma trận EFE, bao gồm tối thiểu 10 yếu tố quan trọng bên trong và 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài.
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành cơng quan trọng bên trong và bên ngồi. Sự phân loại này cũng giống như ma trận IFE và ma trận EFE.
Bước 3: Xác định giải pháp có thể thay thế từ ma trận ở giai đoạn kết hợp mà tổ chức nên xem xét thực hiện. Tập hợp các giải pháp thành các nhóm riêng biệt nhau nếu có thể.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn (AS). AS được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài, từng cái một, và đặt câu hỏi “có phải yếu tố này
ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giải pháp/chiến lược đã được đánh giá?”. Số điểm hấp
dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đơi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS). TAS là kết quả của việc nhân số điểm phân
loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét ở yếu tố thành công quan trọng bên trong và quan trọng bên ngồi ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính tương đối của mỗi giải pháp có thể thay thế. Tổng số điểm càng cao thì
giải pháp càng hấp dẫn và khả năng mang đến thành công cao hơn.
Sẽ tập trung các nguồn lực để thực hiện các giải pháp có điểm số TAS lớn hơn trước,
sau đó thực hiện các giải pháp có điểm số TAS nhỏ hơn nhằm tận dụng các nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.3 TỔNG QUAN VỀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN 1.3.1 Khái niệm về quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến là việc sử dụng môi trường Internet làm phương tiện để truyền tải thông điệp marketing đến khách hàng mục tiêu. So với quảng cáo truyền thống,
QCTT có ưu điểm ở khả năng nhắm chọn chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và nắm bắt được hành vi của họ; linh hoạt trong quản lý và tiết kiệm chi phí; người dùng có thể tương tác với quảng cáo giúp tăng khả năng gắn kết của họ với doanh nghiệp hoặc có thể mua sản phẩm trực tiếp thông qua website.
Các hình thức cơ bản của QCTT:
- Quảng cáo banner hiển thị trên các trang báo hoặc trang tin điện tử - Quảng cáo trên các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo…)
- Quảng cáo qua mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtube...) Các cách tính phí quảng cáo:
- CPD (cost per duration): chi phí được tính theo thời gian hiển thị quảng cáo
- CPM (cost per impression): chi phí quảng cáo tính theo số lượt hiển thị của quảng cáo.
- CPC (cost per click): chi phí quảng cáo tính theo số lần người dùng bấm vào các mẫu quảng cáo.
- CPA (cost per action): chi phí được tính theo số lần thực hiện một hành động nào
đó của người xem quảng cáo như: đăng ký, mua hàng, … Hình thức này nhà quảng
cáo có thể đo đếm hiệu quả trong mối liên hệ với số tiền bỏ ra chính xác hơn nên có thể là xu hướng trong tương lai.
1.3.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty QCTT
Hình 1.3: Chuỗi giá trị của ngành QCTT
Các công ty QCTT, thường được gọi là các agency, hoạt động như một đại lý trung
gian giữa các công ty bán chỗ quảng cáo (Publisher/Ad network) và các cơng ty có nhu cầu mua chỗ quảng cáo (Advertiser). Một agency có thể thực hiện một hoặc cả hai vai trò: sáng tạo ra các mẫu quảng cáo (từ thiết kế banner tới làm một phim ngắn) và mua chỗ quảng cáo. Các advertiser đưa ra các yêu cầu cho agency, và nhiệm vụ của agency là lập kế hoạch mua chỗ quảng cáo dựa trên ngân sách cho trước sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho advertiser. Lợi nhuận của các agency đến chủ yếu từ phí quản lý tính
trên ngân sách quảng cáo, phí sáng tạo quảng cáo hoặc là chênh lệch giữa giá mua từ publisher và giá bán cho advertiser.
# Tóm tắt chương I
Trong chương I, đã trình bày sơ lược lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh và lợi thế cạnh tranh cũng như những đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty trong ngành
QCTT. Đồng thời đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một tổ
chức kinh doanh nói chung và cơng ty QCTT nói riêng.
Trên cơ sở đó, đưa ra các cơng cụ phân tích và mơ hình giúp nhà quản trị đánh giá các
điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ mà công ty QCTT phải đối diện trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình cũng như công cụ để xây dựng các giải pháp và
lựa chọn các giải pháp có thể thay thế cho nhau hoặc có sự ưu tiên trong chiến lược
phát triển kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong ngành QCTT.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH NHĨM BẮC ĐẨU