Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.4. Nội dung của các nghiên cứu trƣớc đây

1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Không giống như các nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác, các tác giả Việt Nam thường sử dụng mơ hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) để đo lường tác động của chính sách tiền tệ tại nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Chúng ta có thể điểm qua những nghiên cứu tiêu biểu: Phạm Thế Anh (2008) trong nghiên cứu “Ứng dụng mơ hình SVAR trong việc xác định hiệu ứng của chính sách tiền tệ và dự báo lạm phát ở Việt Nam” nhận thấy khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ sẽ làm giảm tăng trưởng và lạm phát, trong đó lạm phát phản ứng chậm hơn so với tăng trưởng, do đặc thù của giá cả và độ trễ của hiệu quả chính sách, từ đó có thể thấy chính sách tiền tệ chưa thực sự phản ứng tốt trước các biến động để bình ổn nền kinh tế vĩ mơ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Nguyễn Phi Lân (2010) trong nghiên cứu mang tên “Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng” đã chỉ ra rằng cung tiền mở rộng (M2) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong ba khu vực của nền kinh tế thì tác động của M2 lên khu vực cơng nghiệp cịn chưa cao, mặc dù M2 và tín dụng đã tăng sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một phần điều này được giải thích bởi sự đầu tư sai mục đích của khu vực cá nhân và hộ gia đình khi đầu tư nhiều vào các khu vực có mức độ rủi ro

cao như bất động sản hay chứng khoán. Mặt khác, sự biến động của tỷ giá phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ chứ không phải khu vực kinh tế bên ngồi. Ngành tài chính - ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi các cú sốc bên ngoài như cú sốc giá cả nền kinh tế và các cơng cụ của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở hay lãi suất tái cấp vốn thường có độ trễ khoảng từ 3 đến 5 tháng. Ngoài ra, sự mất giá của VND cũng làm lãi suất VND giảm song độ trễ của nó là từ 5 đến 10 tháng. Cuối cùng, trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Phi Lân thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng tăng nhanh và liên tục trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 tháng. Chỉ số này tương đối nhạy cảm với việc thắt chặt chính sách tiền tệ, thể hiện thơng qua việc giảm mạnh trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng kể từ khi chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện.

Tháng 5/2013, hai tác giả Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn trong bài nghiên cứu “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mơ hình SVAR” đã ước lượng tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với Việt Nam. Các kênh truyền dẫn lãi suất và tỷ giá hối đối đã được phân tích để xác định độ lớn và thời gian để chính sách tiền tệ truyền dẫn đến các biến mục tiêu. Kết quả cho thấy kênh lãi suất tạo ra phản ứng trễ đối với biến lạm phát, trong khi tỷ giá hối đoái phản ứng ngay lập tức với cú sốc.

Gần đây nhất, Trần Huy Hoàng (2014) đã đưa biến “hạn mức tín dụng” vào nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2020 theo mơ hình SVAR để đánh giá tác động của cơng cụ hành chính này đến việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Với những gì đã trình bày về tác động của chính sách tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô và những điều rút ra từ các nghiên cứu ở một số quốc gia tiêu biểu, có thể thấy rằng cơ chế truyền dẫn và tác động chính sách tiền tệ rất phức tạp và mỗi quốc gia lại có một cách làm riêng. Hiệu quả của cơ chế truyền dẫn thông qua các kênh cũng rất khác nhau giữa các nền kinh tế, các giai đoạn, bên cạnh mức độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tài chính từng quốc gia. Qua chương này, có thể rút ra một số ý chính như sau:

 Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là theo đuổi tỷ lệ lạm phát mục tiêu và phát triển kinh tế.

 Những nước có nền kinh tế càng hội nhập thì kênh tỷ giá hối đoái là kênh truyền dẫn quan trọng của chính sách tiền tệ.

 Những nước có nền tài chính phát triển thì cơng cụ lãi suất càng được áp dụng một cách phổ biến.

Đối với lý thuyết nền mà chúng ta sử dụng là mơ hình Mundell - Flaming thì trong một nền kinh tế có chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tác động của chính sách tiền tệ là khơng cao. Do đó để xây dựng một cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ phù hợp với Việt Nam hiện tại và xu hướng tương lai là hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chúng ta cần xem xét tác động của các chính sách tiền tệ nhằm tìm ra cơng cụ nào của chính sách tiền tệ có tác động mạnh nhất. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và các cơng cụ chính sách tiền tệ thích hợp trong từng thời kỳ của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu chính sách cuối cùng mà Ngân hàng Nhà nước đề ra.

CHƢƠNG2: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)