Bình ổn tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 41)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.3.1 Bình ổn tỷ giá

Tháng 2/2011 đánh dấu sự ra đời của Nghị quyết 11 của Chính phủ, đề ra những giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Một trong những trọng tâm của những quyết sách lần này là bình ổn tỷ giá hối đoái. Để thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá rất mạnh, giảm đến 9,3% giá trị VND so với USD và giảm biên độ dao động xuống còn ± 1%, đồng thời sử dụng trần lãi suất thấp cho ngoại tệ để làm tăng chênh lệch giữa lãi suất ngoại tệ và VND (với mức trần thời điểm ấy là 14%/năm). Động thái này khiến cho tỷ giá trên thị trường tăng vọt lên 22.100 (VND/USD) ngay lập tức nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã trở nên bình ổn. Chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng do các doanh nghiệp và cá nhân bắt đầu chuyển đổi ngoại tệ sang VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao, nhờ đó nên tỷ giá trên thị trường và tỷ giá niêm yết tại cácngân hàng thương mại đều giảm xuống trong tháng 4/2011. Chênh lệch giá USD tại các ngân hàng thương mại với thị trường tự do đã được thu hẹp đáng kể, từ mức cao nhất khoảng 2.000 đồng xuống chỉ còn 30 - 40 đồng ở thời điểm tháng 10/2013.

Lần điều chỉnh giảm giá kỷ lục VND vào tháng 2/2011 giúp cho thị trường tiền tệ trở nên ổn định hơn, song với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn cịn sử dụng rất nhiều các cơng cụ kèm theo cũng cho thấy việc “hành chính hóa” trong cơng tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nghĩa là Ngân hàng Nhà nước đã chưa sử dụng các cơng cụ truyền thống của chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. Nguyên nhân một phần do Ngân hàng Nhà nước trong những năm trước đây khi thực hiện chính sách tiền tệ chưa xác định được các mục tiêu hành động cụ thể, vẫn theo đuổi một chính sách tiền tệ đa mục tiêu, nhất là việc theo đuổi đồng thời mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ dễ rơi vào tình trạng mất phương hướng. Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ mà cơ bản chỉ là thực thi chính sách tiền tệ, cơng tác điều hành chính sách vẫn chưa có sự độc lập so với các chính sách khác, chịu sự ảnh hưởng quá lớn bởi các quyết định của Chính phủ.

Nguồn:www.tradingeconomics.com[6]

* Màu xanh thể hiện tỷ giá gia tăng, màu đỏ thể hiện tỷ giá giảm.

Hình 2.4. Biến động tỷ giá (VND/USD) trong giai đoạn 2006 - 2013 2.1.3.2. Ổn định thị trƣờng tiền tệ 2.1.3.2. Ổn định thị trƣờng tiền tệ

Cũng trong năm 2011, để đối phó với tình trạng lạm phát cao trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, giữ thanh thoản cho hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động không quá 14%/năm, một mức rất cao so với Việt Nam cũng như thế giới. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị siết lại, khơng cịn ở mức 30-40% như trước mà không được quá 20%.Nhờ cơ quan điều hành kiên quyết áp dụng các biện pháp thắt chặt, thị trường tiền tệ đã tương đối ổn định. Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ nên đã tăng chậm so với năm 2010, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Đến cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống chỉ tăng 10,9%, trong đó tín dụng VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7% (so với tỷ lệ khoảng 30% của 5 năm trước đó). Các biện pháp bình ổn thị trường ngoại hối cũng góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Cũng trong năm 2011, công tác thanh tra,

giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng được thực hiện quyết liệt. Các tổ chức tín dụng đã chú trọng hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động… Tuy nhiên, vẫn cịn đó những điểm yếu. Năm 2011, một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, phải chạy đua tăng lãi suất huy động, làm ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng khác, gây xáo trộn trên thị trường liên ngân hàng. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước khiến cho các ngân hàng thương mại siết chặt cho vay, nền kinh tế bắt đầu lâm vào tình trạng đói vốn. Dù mục tiêu tăng trưởng 6% của cả năm 2011 vẫn đạt được, nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát coi như thất bại. Lạm phát vẫn tăng đều đặn sau từng tháng, đạt đỉnh vào tháng 8 (tăng đến 23,02% so với tháng 8/2010) và dừng ở mức 18,13% vào cuối năm. Mục tiêu “lãi suất thực dương” đã thất bại, dù trần lãi suất huy động được duy trì ở mức rất cao (14%/năm).

Nguồn: www.gso.gov.vn [1]

Hình 2.5. Lạm phát Việt Nam năm 2011

Một vấn đề cũng rất quan trọng liên quan đến lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Chúng ta đều biết, lượng cung tiền (M2) bị tác động rất lớn bởi cơ sở tiền M0 và số nhân tiền tệ. Chính sách tiền tệ có hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào việc sự biến động của M0 và số nhân tiền tệ tác động làm thay đổi lượng cung tiền M2 như thế nào. Cung tiền cơ sở M0 tăng 59,4% trong giai đoạn 2006-2007 nhưng đến giai đoạn 2008- 2010 chỉ tăng có 9,7%; ngược lại hệ số nhân tiền tăng dần, từ mức 1,6-1,7 trong giai

12.17 12.3113.89 17.51 19.78 20.82 22.16 23.02 22.42 21.59 19.83 18.13 10 12 14 16 18 20 22 24

1-Jan 1-Feb 1-Mar 1-Apr 1-May 1-Jun 1-Jul 1-Aug 1-Sep 1-Oct 1-Nov 1-Dec So với cùng kỳ năm trước (%)

đoạn 1996-1997 lên mức 2,3-2,5 trong giai đoạn 2000-2001, 3-3,5 vào các năm 2006- 2007, lên 5-5,2 vào cuối năm 2010 và khoảng 5,6 trong năm 2012. Như vậy nguyên nhân lớn nhất khiến cho cung tiền M2 gia tăng qua các năm là do số nhân tiền tệ có xu hướng gia tăng. Quá trình này là do tỷ lệ tiền ngồi hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm. Điều đó thể hiện thơng qua việc tỷ lệ tiền mặt lưu thơng bên ngồi ngân hàng đã giảm từ mức trên 50% trong các năm 1996-1997 xuống mức 25-30% vào các năm 2005-2006 và ở mức 14-18% vào năm 2010. Một sự gia tăng trong số nhân tiền tệ đã giúp cho sự truyền dẫn từ các cơng cụ chính sách trở nên hiệu quả hơn.

Để nhanh chóng gia tăng hơn nữa số nhân tiền tệ trong nền kinh tế, thay đổi dần nhận thức và thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân, ngày 28/12/2006, Nghị định số 161/2006/NĐ-CP được ban hành quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Với sự xuất hiện của nghị định này, việc thanh toán bằng tiền mặt đã giảm dần (từ mức 17,21% năm 2006 xuống còn 12,3% năm 2012), nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và góp phần cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các đơn vị sử dụng vốn nhà nước. Mặt khác, nghị định cũng giúp cho các tổ chức cung ứng dịch vụ và Kho bạc Nhà nước chủ động chuẩn bị và phục vụ tốt hơn cho những khách hàng có nhu cầu rút tiền lớn.

2.1.3.3. Trần lãi suất liên tục thay đổi

Năm 2012 là một trong những năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới. Khi mà kinh tế thế giới dần thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất, để chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi, thì kinh tế Việt Nam mới “ngấm” tác dụng của chính sách thắt chặt từ một năm trước đó. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu cải cách quyết liệt, toàn diện và xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an tồn, hiệu quả. Bởi bên cạnh những thành tựu, mà đáng kể nhất là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc cả về số lượng lẫn quy mô của hệ thống ngân hàng trong một thời gian ngắn thì vẫn cịn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu, thanh khoản của hệ thống chưa ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa vững chắc…

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh, qua đó từng bước lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiến hành phân loại các ngân hàng thành bốn nhóm (A, B, C, D), tương ứng với mức được phép tăng trưởng tín dụng, từ mức cao nhất 17% (A) đến mức thấp nhất (D) khơng được tăng trưởng. Mục đích của việc phân loại là nhằm“ép” các ngân hàng xếp hạng D phải tự tái cơ cấu nhằm thanh lọc hệ thống. Vừa đối diện với lãi suất huy động cực cao vừa không được tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng yếu kém đối diện với tình trạng căng thẳng thanh khoản, kéo theo cả hệ thống đều khan hiếm tiền mặt, từ đó nền kinh tế rất khó khăn vì thiếu vốn. Các doanh nghiệp phải vay với lãi suất lên đến trên 20%/năm, khiến nhiều doanh nghiệp không thể chịu nổi, lâm vào phá sản, phải giải thể hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Đến tháng 3/2012, Chính phủ buộc phải can thiệp, khi Thủ tướng Chính phủ lệnh cho Ngân hàng Nhà nước phải hạ dần trần lãi suất huy động, từ đó hạ lãi suất cho vay. Trần lãi suất huy động bắt đầu giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm (13/3), rồi 12%/năm (11/4), 11% (28/5), 9% (11/6) và từ thời điểm này các ngân hàng thương mại được tự quyết định mức huy động lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Đến ngày 24/12, trần lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm. Như vậy, sau 5 lần hạ lãi suất trong năm, trần lãi suất đã giảm gần một nửa, từ 14%/năm xuống còn 8%/năm. Một phần do những chính sách điều hành, một phần nhờ giá cả thế giới khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm, nên mức lạm phát năm 2012 được kiềm ở mức một con số (6,81%). Về hệ thống ngân hàng, đến cuối năm, đã có sự cải thiện đáng kể về thanh khoản của hệ thống do tỷ lệ cho vay/tỷ lệ huy động giảm đáng kể. Đã có sự tiến bộ trong tư duy về quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng, khi chuyển hướng cho vay hay đầu tư vào tài sản an toàn hơn do môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sau một thời gian dài dư nợ cho vay tăng bình quân trên 30%, đặc biệt là tăng trưởng nóng vào khu vực bất động sản, chứng khoán, các ngân hàng đã chủ động giảm được đà tăng này.Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh một cách tích cực thể hiện qua các định hướng chính sách rất rõ: kiểm sốt chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, tỷ trọng này đã giảm về mức khoảng 7%; có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như

cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp, ngành kinh tế làm nên ổn định cho nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã hướng mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu, cho vay công nghiệp phụ trợ nhằm hỗ trợ cho việc thu hút các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên.

Kết thúc năm 2012, tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 7%, con số thấp kỷ lục. Đáng lo ngại hơn là dù tín dụng tăng trưởng thấp, tỷ lệ nợ xấu lại tăng cao, kênh dẫn tín dụng cho nền kinh tế có nguy cơ bị tắc nghẽn. Việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, vì vậy, đã đặt ra nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, thách thức về rủi ro trong hoạt động.

Nguồn: www.tradingeconomics.com[5], [7] và www.vneconomy.vn [9]

* 9 tháng đầu năm 2013

Hình 2.6. Tình hình biến động tăng GDP, tăng trƣởng tín dụng, CPI giai đoạn 2001 - 9/2013 0 10 20 30 40 50 60

Sang năm 2013, dù vẫn kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, nhưng chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước nới lỏng. Tình trạnh thanh khoản đảo ngược tại nhiều ngân hàng thương mại, từ thiếu hụt sang dư thừa. Dư thừa tiền mặt từ nguồn vốn huy động, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, tuy nhiên lúc này nền kinh tế đã khơng cịn sức hấp thụ vốn nữa. Sau một thời gian dài chịu lãi suất cao, người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho chất đống, các doanh nghiệp không dám hoặc không đủ điều kiện vay vốn. Trước tình hình này, các ngân hàng thương mại buộc phải giảm lãi suất huy động xuống dưới trần lãi suất quy định trước khi có điều chỉnh mới từ phía Ngân hàng Nhà nước, điều chưa từng xảy ra trước đó. Lý do là huy động mà khơng cho vay được thì ngân hàng sẽ không thể chịu nổi, vì vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Chính vì ngun nhân này, dù dư địa hạ trần lãi suất khơng cịn nhiều (do muốn giữ lãi suất thực dương thì Ngân hàng Nhà nước khơng thể giảm trần lãi suất huy động xuống dưới mức tăng lạm phát), Ngân hàng Nhà nước vẫn phải “chạy theo” thị trường, hai lần điều chỉnh giảm trần lãi suất trong năm 2013 tính đến tháng 10/2013. Lần thứ nhất là ngày 28/3, trần lãi suất giảm còn 7,5%/năm và từ 28/6 hạ xuống còn 7%/năm. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn khơng cao, tính đến ngày 23/10/2013 chỉ tăng 6,48%.

2.1.3.4. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Có thể thấy, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn tồn tại ba vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất là vấn đề nợ xấu. Cuối tháng 9/2013, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm này là 138.980 tỷ đồng, chiếm 4,58% trong tổng dư nợ. Đặc biệt, trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có các ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV, ACB…

Thứ hai là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - “CAR”). Dù đa số các ngân hàng thương mại đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II, nhưng tỷ lệ này hồn tồn có thể giảm xuống nếu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ dự phịng đúng, đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại vẫn cịn chơng chênh, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Dù giai đoạn căng thẳng nhất về thanh khoản (2011-2012) của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng đã qua đi, nhưng chúng ta chưa thể lạc quan. Đó là do các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động chủ yếu để cho vay chứ không đầu tư một tỷ lệ tương đối (ở các nước thường khoảng 30-40%) vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, để khi cần có thể chuyển ngay thành tiền mặt. Chỉ khoảng nửa năm gần đây, tình trạng này mới được cải thiện ở các ngân hàng lớn, nhưng không phải do các ngân hàng này thay đổi quan điểm mà chỉ do họ khơng tìm được đầu ra cho nguồn vốn huy động mà thơi.

Nguồn: www.sbv.gov.vn [2], [3], [4]

* Đơn vị tính: %

Hình 2.7. Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 41)