Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.2.1 Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ

Đứng trước yêu cầu cấp thiết là lấy lại mức tăng trưởng cao đồng thời với tỷ lệ lạm phát thấp, Ngân hàng Nhà nước đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, ngừng việc mua ngoại tệ vào cuối năm 2007 khi lạm phát bắt đầu tăng tốc, đồng thời với việc phát hành tín phiếu kho bạc bắt buộc nhằm rút bớt tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó là quy định trần lãi suất huy động 12%/năm (ngày 26/2/2008). Điều này khiến tăng trưởng tín dụng giảm ngay xuống chỉ cịn 23,38% trong năm 2008, đi kèm là những quan ngại về việc thiếu hụt thanh khoản trong tháng 6 và 7 năm 2008. Chính sách thắt chặt cũng khiến cho lạm phát sụt giảm, kéo theo đó là sự suy giảm của lãi suất. Về tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong hai quý đầu năm 2008 giảm sút, chỉ bắt đầu phục hồi từ quý III, đem lại một cái nhìn lạc quan hơn cho nền kinh tế trong thời gian tiếp đó. Tuy nhiên, đúng vào thời điểm này, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng nổ, khởi đi từ Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới (cột mốc cho sự kiện này là việc ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản vào ngày 15/9/2008). Nếu như ở cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997-1998 nền kinh tế Việt Nam gần như khơng bị ảnh hưởng vì chưa hội nhập nhiều với thế giới, thì thời điểm này, khi nước ta đã gia nhập WTO, tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đến với nền kinh tế gần như ngay lập tức. Các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và các nước châu Âu gặp khủng hoảng đã thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng, đương nhiên kéo theo sự sụt giảm hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và làm cho giá cả trong nước bắt đầu sụt giảm từ quý IV/2008, đồng thời với sự sụt giảm của giá cả thế giới. Các nhà điều hành của các quốc gia trên thế giới ngay lập tức đưa ra những giải pháp để đối

phó với cuộc khủng hoảng và Việt Nam khơng phải ngoại lệ. Chính phủ Việt Nam phản ứng với cú sốc kinh tế này bằng cách chuyển hướng nền kinh tế từ bình ổn sang hỗ trợ hoạt động kinh tế vào tháng 11/2008 và kéo theo đó là hàng loạt các giải pháp kích cầu.

Mặc dù đã có nhiều biện pháp hỗ trợ kinh tế song tăng trưởng GDP của quý I/2009 vẫn chỉ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2008. Dấu hiệu hồi phục đến sau đó, khi GDP gia tăng 4,5% trong quý II và 5,8% trong quý III, giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế trong chín tháng đầu năm tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2008. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã ban hành những chính sách hỗ trợ cho vay bằng VND và điều chỉnh trần lãi suất huy động xuống 8%/năm, làm giảm chênh lệch lãi suất giữa USD và VND. Điều này lại làm gia tăng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp và dân chúng, người ta chuyển sang vay VND và dùng VND để mua ngoại tệ. Tình hình tương đối bất ổn khiến Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục ban hành các biện pháp mang tính hành chính như kiểm sốt giao dịch ngoại tệ, cấm niêm yết giá cả hàng hóa bằng ngoại tệ, giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ (từ 6,5%/năm xuống 4%/năm). Những yếu tố trên gây tác động khiến lạm phát trong giai đoạn này giảm chỉ còn 6,52% song tăng trưởng tín dụng lại tăng đến 37,53%. Đây chính là mối nguy tiềm ẩn sự gia tăng của lạm phát trong giai đoạn tới.

Đúng như vậy, cứ sau một sự gia tăng trong tăng trưởng tín dụng sẽ là một sự gia tăng trong lạm phát. Kinh tế vĩ mô đã bộc lộ sự bất ổn. Dù mức tăng GDP vẫn khá cao so với các quốc gia khác tại khu vực châu Á và tương đối ổn định, nhưng vẫn có chiều hướng đi xuống, trong khi chúng ta lại có một thành tích buồn: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ lạm phát cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2010. Bên cạnh tỷ lệ lạm phát cao, Việt Nam còn phải đối mặt với sức ép VND liên tục mất giá, mức dự trữ ngoại hối sụt giảm, thị trường chứng khoán ảm đạm và mức lãi suất quá cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)