Biến động tỷ giá (VND/USD) trong giai đoạn 2006 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 42 - 43)

2.1.3.2. Ổn định thị trƣờng tiền tệ

Cũng trong năm 2011, để đối phó với tình trạng lạm phát cao trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, giữ thanh thoản cho hệ thống ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động không quá 14%/năm, một mức rất cao so với Việt Nam cũng như thế giới. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị siết lại, khơng cịn ở mức 30-40% như trước mà không được quá 20%.Nhờ cơ quan điều hành kiên quyết áp dụng các biện pháp thắt chặt, thị trường tiền tệ đã tương đối ổn định. Tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ nên đã tăng chậm so với năm 2010, cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Đến cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống chỉ tăng 10,9%, trong đó tín dụng VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7% (so với tỷ lệ khoảng 30% của 5 năm trước đó). Các biện pháp bình ổn thị trường ngoại hối cũng góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Cũng trong năm 2011, công tác thanh tra,

giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng được thực hiện quyết liệt. Các tổ chức tín dụng đã chú trọng hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động… Tuy nhiên, vẫn cịn đó những điểm yếu. Năm 2011, một số ngân hàng thương mại cổ phần gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, phải chạy đua tăng lãi suất huy động, làm ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng khác, gây xáo trộn trên thị trường liên ngân hàng. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước khiến cho các ngân hàng thương mại siết chặt cho vay, nền kinh tế bắt đầu lâm vào tình trạng đói vốn. Dù mục tiêu tăng trưởng 6% của cả năm 2011 vẫn đạt được, nhưng mục tiêu kiềm chế lạm phát coi như thất bại. Lạm phát vẫn tăng đều đặn sau từng tháng, đạt đỉnh vào tháng 8 (tăng đến 23,02% so với tháng 8/2010) và dừng ở mức 18,13% vào cuối năm. Mục tiêu “lãi suất thực dương” đã thất bại, dù trần lãi suất huy động được duy trì ở mức rất cao (14%/năm).

Nguồn: www.gso.gov.vn [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 42 - 43)