Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.3.4 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Có thể thấy, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn tồn tại ba vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất là vấn đề nợ xấu. Cuối tháng 9/2013, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đến thời điểm này là 138.980 tỷ đồng, chiếm 4,58% trong tổng dư nợ. Đặc biệt, trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có các ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV, ACB…

Thứ hai là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - “CAR”). Dù đa số các ngân hàng thương mại đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II, nhưng tỷ lệ này hồn tồn có thể giảm xuống nếu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, tình hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại vẫn cịn chơng chênh, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Dù giai đoạn căng thẳng nhất về thanh khoản (2011-2012) của hệ thống ngân hàng, dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng đã qua đi, nhưng chúng ta chưa thể lạc quan. Đó là do các ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn huy động chủ yếu để cho vay chứ không đầu tư một tỷ lệ tương đối (ở các nước thường khoảng 30-40%) vào các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, để khi cần có thể chuyển ngay thành tiền mặt. Chỉ khoảng nửa năm gần đây, tình trạng này mới được cải thiện ở các ngân hàng lớn, nhưng không phải do các ngân hàng này thay đổi quan điểm mà chỉ do họ khơng tìm được đầu ra cho nguồn vốn huy động mà thôi.

Nguồn: www.sbv.gov.vn [2], [3], [4]

* Đơn vị tính: %

Hình 2.7. Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013

Sự ra đời của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vào ngày 26/7/2013 với nhiệm vụ xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại là một trong những sự kiện đáng chú ý của lĩnh vực ngân hàng. Khi đi vào hoạt động, theo quy

0 2 4 6 8 10 12 14 16

định tại Nghị định 53, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ được yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC.

Với nguyên tắc là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý nợ xấu, đề án xử lý nợ xấu, VAMC đã thu được những thành tựu bước đầu. Những diễn tiến nhanh thời gian qua cho thấy quyết tâm cao của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý nợ xấu. Chưa đầy hai tháng sau khi VAMC ra đời, ngày 6/9/2013 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 19/2013/TT-NHNN và ngày 9/9/2013 là thông tư số 20/2013/TT-NHNN để mở đường cho VAMC đi vào hoạt động. Thông tư 19 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Trong khi đó, thơng tư 20 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Hai thông tư hướng dẫn Nghị định 53 này đã mở đường cho VAMC thực hiện giao dịch mua nợ đầu tiên. Điều đặc biệt là cả hai thơng tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2013, rất gấp so với thông thường (các thơng tư thường có hiệu lực 45 ngày kể từ ngày ban hành) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, chứng tỏ có một sự quyết tâm chính trị cao độ.

Theo thơng tư 19, ngân hàng có nợ xấu trên 3% buộc phải bán nợ cho VAMC, nhưng có điểm đáng lưu ý là điều kiện về khoản nợ xấu phải có 65% tài sản đảm bảo bằng bất động sản đã được bãi bỏ. Đây là một chính sách nới lỏng các điều kiện của hợp đồng mua bán nợ xấu, giúp các tổ chức tín dụng đáp ứng những u cầu của VAMC. Thơng tư 20 thì tập trung vào các điều khoản và điều kiện để tái cấp vốn cho những tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt của VAMC. Theo đó, các tổ chức tín dụng sở hữu hợp pháp trái phiếu đặc biệt của VAMC và trích lập dự phịng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn. Mức tái cấp vốn sẽ do Thống đốc xem xét và quyết định dựa trên mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu. Tuy nhiên mức tái cấp vốn sẽ không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Thông tư cũng quy định cụ thể lãi suất tái cấp vốn sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ và lãi suất tái cấp vốn quá hạn sẽ bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.

Và chỉ nửa tháng sau khi hai thơng tư này chính thức có hiệu lực, các hợp đồng mua bán nợ xấu đã lần lượt được ký kết. Sau khi Agribank “mở hàng” vào ngày đầu tiên của tháng 10, với tổng dư nợ gốc bán cho VAMC là 2.534 tỷ đồng, ít ngày sau đến lượt ba ngân hàng SCB, SHB, PGBank bán 846 tỷ đồng nợ xấu và đến 11/10 tiếp tục là SCB với khoản nợ xấu 1.300 tỷ đồng. Nhiều hồ sơ bán nợ của các ngân hàng khác đang xếp hàng tại VAMC, cho thấy các định chế tài chính đã có một sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ, bởi mới cách đây khơng lâu khơng có nhiều ngân hàng mặn mà với việc công khai số nợ xấu và đi bán nợ. Có được một kết quả nhanh chóng trong thời gian rất ngắn như vậy là nhờ VAMC đã chủ động gặp gỡ từng ngân hàng để nắm bắt thông tin và trao đổi về khả năng hợp tác mua bán, xử lý nợ xấu trước đó.

Một khi những món nợ đầu tiên được VAMC xử lý cơng khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho các ngân hàng giải quyết dứt điểm những món nợ xấu để tập trung vào kinh doanh, các ngân hàng sẽ chủ động tìm đến VAMC chứ không cần Ngân hàng Nhà nước phải áp dụng các biện pháp bắt buộc (khi tỷ trọng nợ xấu quá 3% tổng dư nợ). Nhiều ngân hàng có tiềm lực tài chính, tỷ lệ nợ xấu dưới 3% - khơng thuộc diện phải bắt buộc bán nợ - cũng tỏ ý muốn bán nợ xấu cho VAMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 47 - 50)