Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 200 1 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 200 1 2005

Nguồn: www.tradingeconomics.com [7], [8]

Hình 2.1. Tốc độ tăng trƣởng và lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

Đặc điểm nổi bật của chính sách tiền tệ của giai đoạn này là để chống lại tình trạng giảm phát của nền kinh tế (lạm phát năm 2000 là -0,53%), Ngân hàng Nhà nước tiến hành nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngoại tệ từ 15% xuống còn 4% vào năm 2003. Điều này giúp lãi suất ngoại tệ giảm một cách nhanh chóng, từ đây hoạt động tín dụng ở các ngân hàng thương mại gia tăng và làm giảm chi phí huy động vốn của các cơ sở kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng. Song mặt trái của điều này là khiến lạm phát trở lại đạt mức 0,79% vào năm 2001; 4,04% vào năm 2002; 3,01% vào năm 2003 và đỉnh điểm là 9,67% vào năm 2004.

Tình trạng lạm phát gia tăng một cách đột biến vào năm 2004 được giải thích chủ yếu thơng qua hai ngun nhân chính là chi phí đẩy và sự mất cân đối của nền kinh tế vĩ mô. ViệcNgân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá Việt Nam đồng(VND) so với USD đã hỗ

6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 0.79 4.04 3.01 9.67 8.71 0 2 4 6 8 10 12 2001 2002 2003 2004 2005 Lạm phát (%) Tốc độ tăng trưởng (%)

trợ cho hoạt động xuất khẩu và giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, mặt khác giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá ngoài thị trường tự do. Nhưng với việc đồng USD mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới trong khi VND lại gắn chặt với USD đã làm cho giá cả các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu (sắt thép, phân bón,…) tăng lên, cộng thêm việc xuất hiện dịch cúm gia cầm và sự biến đổi khí hậu làm giảm nguồn cung khiến giá thực phẩm gia tăng. Tổng hợp những điều này đã làm gia tăng lạm phát. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại một sự mất cân đối lớn khi xuất đi những nguyên vật liệu hay các sản phẩm chưa qua chế biến có giá trị thấp như nơng sản, khống sản và phải nhập về các sản phẩm có giá trị cao như xăng, hàng công nghiệp và điều này khiến lạm phát gia tăng. Ngoài hai nguyên nhân kể trên, trong giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 30% mỗi năm nhưng nếu xét về tỷ trọng thì khu vực nhà nước chiếm đến 40%, khu vực tập thể 7,8%, khu vực tư nhân 18,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,9% và khu vực cá thể chỉ 19,1%, điều này góp phần làm gia tăng tốc độ lạm phát.Vậy nên, việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một hệ quả tất yếu, giúp tỷ lệ lạm phát của năm 2005 giảm xuống chỉ cịn 8,71%.

Nguồn: www.tradingeconomics.com [6]

Hình 2.2. Biến động tỷ giá (VND/USD) trong giai đoạn 2004 - 2005

Mặc dù lạm phát gia tăng và đạt đỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005 với tỷ lệ 9,67% nhưng xét một cách tổng thể thì chính sách tiền tệ trong giai đoạn này có nhiều thành tựu, như giúp tốc độ tăng trưởng giữ ở mức khá, xấp xỉ 7%/năm. Ngồi ra, hệ thống tài chính của nước ta cũng có nhiều tiến bộ và điều này đã được thể hiện thông qua việc một trong ba cơng ty đánh giá xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới là Moody gia tăng xếp hạng tín nhiệm của các khoản nợ bằng ngoại tệ của Việt Nam từ mức B1 lên Ba3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 33 - 35)