Trần lãi suất liên tục thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 1 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

2.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam

2.1.3.3 Trần lãi suất liên tục thay đổi

Năm 2012 là một trong những năm khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới. Khi mà kinh tế thế giới dần thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất, để chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi, thì kinh tế Việt Nam mới “ngấm” tác dụng của chính sách thắt chặt từ một năm trước đó. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu cải cách quyết liệt, toàn diện và xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả. Bởi bên cạnh những thành tựu, mà đáng kể nhất là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc cả về số lượng lẫn quy mô của hệ thống ngân hàng trong một thời gian ngắn thì vẫn cịn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu, thanh khoản của hệ thống chưa ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa vững chắc…

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh, qua đó từng bước lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tiến hành phân loại các ngân hàng thành bốn nhóm (A, B, C, D), tương ứng với mức được phép tăng trưởng tín dụng, từ mức cao nhất 17% (A) đến mức thấp nhất (D) khơng được tăng trưởng. Mục đích của việc phân loại là nhằm“ép” các ngân hàng xếp hạng D phải tự tái cơ cấu nhằm thanh lọc hệ thống. Vừa đối diện với lãi suất huy động cực cao vừa không được tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng yếu kém đối diện với tình trạng căng thẳng thanh khoản, kéo theo cả hệ thống đều khan hiếm tiền mặt, từ đó nền kinh tế rất khó khăn vì thiếu vốn. Các doanh nghiệp phải vay với lãi suất lên đến trên 20%/năm, khiến nhiều doanh nghiệp không thể chịu nổi, lâm vào phá sản, phải giải thể hoặc thu hẹp quy mơ sản xuất. Đến tháng 3/2012, Chính phủ buộc phải can thiệp, khi Thủ tướng Chính phủ lệnh cho Ngân hàng Nhà nước phải hạ dần trần lãi suất huy động, từ đó hạ lãi suất cho vay. Trần lãi suất huy động bắt đầu giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm (13/3), rồi 12%/năm (11/4), 11% (28/5), 9% (11/6) và từ thời điểm này các ngân hàng thương mại được tự quyết định mức huy động lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng. Đến ngày 24/12, trần lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm. Như vậy, sau 5 lần hạ lãi suất trong năm, trần lãi suất đã giảm gần một nửa, từ 14%/năm xuống còn 8%/năm. Một phần do những chính sách điều hành, một phần nhờ giá cả thế giới khơng tăng mà cịn có xu hướng giảm, nên mức lạm phát năm 2012 được kiềm ở mức một con số (6,81%). Về hệ thống ngân hàng, đến cuối năm, đã có sự cải thiện đáng kể về thanh khoản của hệ thống do tỷ lệ cho vay/tỷ lệ huy động giảm đáng kể. Đã có sự tiến bộ trong tư duy về quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng, khi chuyển hướng cho vay hay đầu tư vào tài sản an toàn hơn do môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sau một thời gian dài dư nợ cho vay tăng bình quân trên 30%, đặc biệt là tăng trưởng nóng vào khu vực bất động sản, chứng khoán, các ngân hàng đã chủ động giảm được đà tăng này.Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh một cách tích cực thể hiện qua các định hướng chính sách rất rõ: kiểm sốt chặt chẽ, giảm cho vay vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, tỷ trọng này đã giảm về mức khoảng 7%; có khung chính sách tín dụng đặc thù cho ngành lĩnh vực có tầm chiến lược và quan trọng của đất nước như

cho vay sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế nơng nghiệp, ngành kinh tế làm nên ổn định cho nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã hướng mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu, cho vay công nghiệp phụ trợ nhằm hỗ trợ cho việc thu hút các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên.

Kết thúc năm 2012, tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 7%, con số thấp kỷ lục. Đáng lo ngại hơn là dù tín dụng tăng trưởng thấp, tỷ lệ nợ xấu lại tăng cao, kênh dẫn tín dụng cho nền kinh tế có nguy cơ bị tắc nghẽn. Việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, vì vậy, đã đặt ra nhiều thách thức cả về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, thách thức về rủi ro trong hoạt động.

Nguồn: www.tradingeconomics.com[5], [7] và www.vneconomy.vn [9]

* 9 tháng đầu năm 2013

Hình 2.6. Tình hình biến động tăng GDP, tăng trƣởng tín dụng, CPI giai đoạn 2001 - 9/2013 0 10 20 30 40 50 60

Sang năm 2013, dù vẫn kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, nhưng chính sách tiền tệ tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước nới lỏng. Tình trạnh thanh khoản đảo ngược tại nhiều ngân hàng thương mại, từ thiếu hụt sang dư thừa. Dư thừa tiền mặt từ nguồn vốn huy động, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, tuy nhiên lúc này nền kinh tế đã khơng cịn sức hấp thụ vốn nữa. Sau một thời gian dài chịu lãi suất cao, người dân thắt chặt chi tiêu, hàng tồn kho chất đống, các doanh nghiệp không dám hoặc khơng đủ điều kiện vay vốn. Trước tình hình này, các ngân hàng thương mại buộc phải giảm lãi suất huy động xuống dưới trần lãi suất quy định trước khi có điều chỉnh mới từ phía Ngân hàng Nhà nước, điều chưa từng xảy ra trước đó. Lý do là huy động mà khơng cho vay được thì ngân hàng sẽ không thể chịu nổi, vì vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Chính vì ngun nhân này, dù dư địa hạ trần lãi suất khơng cịn nhiều (do muốn giữ lãi suất thực dương thì Ngân hàng Nhà nước khơng thể giảm trần lãi suất huy động xuống dưới mức tăng lạm phát), Ngân hàng Nhà nước vẫn phải “chạy theo” thị trường, hai lần điều chỉnh giảm trần lãi suất trong năm 2013 tính đến tháng 10/2013. Lần thứ nhất là ngày 28/3, trần lãi suất giảm còn 7,5%/năm và từ 28/6 hạ xuống còn 7%/năm. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn khơng cao, tính đến ngày 23/10/2013 chỉ tăng 6,48%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tại việt nam (giai đoạn 2000 2013) (Trang 44 - 47)