Mô tả biến số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện từ dũ (Trang 30 - 34)

3.6.1 Đặc điểm cá nhân

Giới là biến nhị phân mang giá trị 1 là nam, và 2 là nữ. Thâm niên cơng tác được tính bằng số năm cơng tác tại bệnh viện, mang giá trị 1 nếu <5 năm kinh nghiệm và 2 nếu ≥ 5 năm kinh nghiệm. Chức danh nghề nghiệp là biến số mang 6 giá trị cụ thể như 1 là bác sĩ, 2 là điều dưỡng/nữ hộ sinh, 3 kỹ thuật viên, 4 dược sĩ, 5 hộ lý, và 6 là khác. Tương tự, chức vụ là biến gồm 5 giá trị, bao gồm 1 dành cho trưởng khoa, 2 phó khoa, 3 nữ hộ sinh/điều dưỡng trưởng khoa, 4 nữ hộ sinh/điều dưỡng phó khoa, và 5 là nhân viên.

3.6.2 Kiến thức về qui trình báo cáo sự cố

Các biến số kiến thức về qui trình sự cố là biến số nhị giá gồm 2 giá trị kiến thức đúng và chưa đúng. Một người có kiến thức đúng về định nghĩa sự cố là người biết được sự cố bao gồm tất cả các sự việc xảy ra khác với hoạt động bình thường trong Bệnh viện. Một người có kiến thức đúng về đơn vị quản lý sự cố là người biết được Phòng Quản lý chất lượng là đơn vị quản lý sự cố. Một người có kiến thức

đúng về người chịu trách nhiệm báo cáo sự cố của Khoa/phòng là bất kỳ người nào biết về sự cố. Một người có kiến thức đúng về trình tự báo cáo sự cố của bệnh viện là người biết được khi sự cố xảy ra phải viết phiếu báo cáo sự cố và gởi về Phòng Quản lý chất lượng. Cũng như kiến thức đúng về mục đích của báo cáo sự cố là tránh lặp lại sai sót tương tự ở cá nhân hoặc khoa/phịng khác.

3.6.3 Thái độ

Thái độ được thể hiện hai thành phần bao gồm thái độ về qui trình và thái độ lo sợ. Thang đo thái độ gồm 16 câu hỏi được đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ từ hoàn toàn đồng ý cho đến hoàn tồn khơng đồng ý, (1) hồn tồn đồng ý, (2) đồng ý, (3) không ý kiến, (4) khơng đồng ý, và (5) hồn tồn khơng đồng ý.

Trong đó thái độ về qui trình gồm 10 câu hỏi như : (1) báo cáo giúp cải thiện việc chăm sóc người bệnh

(2) báo cáo sự cố giúp học tập kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp tốt hơn (3) báo cáo sự cố giúp phịng tránh sai sót tốt hơn

(4) khơng có trách nhiệm báo cáo (5) biểu mẫu quá phức tạp

(6) báo cáo sự cố không thay đổi được gì (7) báo cáo chỉ là thêm việc

(8) trưởng/phó khoa khơng cho phép báo cáo (9) mất thời gian để báo cáo

(10) nghĩ sự cố thuộc chuyên môn mới báo cáo. Đối với thái độ lo sợ bao gồm 6 câu hỏi như sau:

(1) lo lắng bị đổ lỗi

(2) đồng nghiệp khơng thích (3) không muốn gặp rắc rối (4) lo lắng bị kỷ luật

(5) không muốn bị đưa ra trong các cuộc họp (6) lo lắng bị để ý.

3.6.4 Niềm tin về báo cáo sự cố

Để đánh giá niềm tin về báo cáo sự cố chúng tôi đo lường theo 4 mức độ (1) không bao giờ, (2) không thường xuyên, (3) thường xuyên, (4) luôn luôn bao gồm các biến số đo lường sự cố suýt xảy ra, sự cố sai biệt, và sự cố đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những sự cố được ghi nhận từ đơn vị quản lý sự cố bệnh viện.

Sự cố suýt xảy ra gồm tám biến số: (1) nhầm bệnh nhưng phát hiện kịp (2) phát thuốc sai nhưng phát hiện kịp

(3) thiết bị đang sử dụng khơng an tồn/khơng hoạt động (4) chẩn đoán sai bệnh nhưng phát hiện kịp thời

(5) rút nhầm máu xét nghiệm nhưng phát hiện kịp (6) hệ thống nước bệnh viện bị ngắt/cúp

(7) gạch tại phịng nhận bệnh bị bong tróc

(8) cây xanh ngã/đổ trong khn viên bệnh viện. Sự cố sai biệt gồm 11 biến số như :

(1) nhân viên bị kim đâm

(2) bệnh nhân té ngã trong bệnh viện nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng (3) hút thuốc trong khu vực nghiêm cấm

(4) quên gạc, dụng cụ trong phẫu thuật nhưng phát hiện kịp thời (5) chậm làm xét nghiệm

(6) chậm trả kết quả xét nghiệm (7) nhiễm trùng

(8) loét do nằm lâu, (9) mất gạc trong lúc mổ

(10) bộ săng vải phòng mổ còn ướt sau khi đã hấp tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

(11) la phông trần nhà rơi trúng bệnh nhân làm trầy sướt tay bệnh nhân. Sự cố đặc biệt nghiêm trọng gồm 7 biến như sau :

(2) tai biến do phẫu thuật (3) phản ứng phụ do điều trị (4) bệnh nhân tử vong đột ngột

(5) bệnh nhân ngã dẫn đến tử vong hoặc mất chức năng vĩnh viễn (6) bệnh nhân bỏng nước khi rửa ổ bụng gây tổn thương nghiêm trọng (7) hộ sinh, điều dưỡng cho bệnh nhân xuất viện khi chưa có y lệnh của BS.

3.6.5 Hành vi báo cáo sự cố

Để đánh giá hành vi báo cáo sự cố, tác giả sử dụng thang đo 5 điểm để đo lường trong đó (1) khơng bao giờ, (2) hiếm khi, (3) đơi khi, (4) thường xuyên, và (5) luôn luôn, bao gồm các nội dung :

(1) báo cáo sự cố xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh hưởng lên bệnh nhân.

(2) báo cáo sự cố xảy ra do không tuân thủ các chính sách, qui trình, qui định của bệnh viện.

(3) báo cáo sự cố gây tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng không mong đợi về mặt thể chất hoặc tinh thần người bệnh.

3.6.6 Tần suất báo cáo sự cố

Tần suất báo cáo sự cố là số sự cố đã từng báo cáo gồm 2 giá trị qui định 0 là không báo cáo, và 1 là có báo cáo.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã trình bày phần thiết kế nghiên cứu của đề tài bao gồm xây dựng qui trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu thử nghiệm bảng câu hỏi và nghiên cứu chính thức. Khảo sát chính thức được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp cho đối tượng khảo sát là nhân viên đang công tác tại 2 khoa Cấp cứu chống độc và Gây mê hồi sức của bệnh viện, đồng thời tác giả đã giới thiệu các thang đo trong nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm stata theo phương pháp phân tích thống kê y sinh học. Thơng qua đó kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp, đề xuất, kiến nghị sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu gồm 3 phần, mô tả các biến số trong nghiên cứu, xác định mối liên quan các yếu tố tác động đến báo cáo sự cố bằng phép kiểm chi bình phương, Fisher chính xác và hệ số liên quan để đo độ kết hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện từ dũ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)