Khơng báo cáo Có báo cáo OR (KTC 95%) P
KT chưa đúng 145 (65,3) 77 (34,7) 3,3 (1,4 – 7,9) 0,002 KT đúng 11 (36,7) 19 (63,3)
Tổng 156 (61,9) 96 (38,1)
Qua bảng thống kê cho thấy nhóm có kiến thức đúng báo cáo cao hơn 3,3 lần nhóm có kiến thức chưa đúng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở mức ý nghĩa 95%. Người có kiến thức về qui trình quản lý sự cố biết được báo cáo cái gì, cho ai, ở đâu, khi nào báo cáo và báo cáo rất cần thiết để cải thiện chăm sóc người bệnh. Mối liên quan này hồn tồn phù hợp tài liệu đào tạo về báo cáo sự cố. Nhân viên y tế có kiến thức đúng về báo cáo sự cố sẽ thường báo cáo hơn. Do đó, việc cung cấp kiến thức cho nhân viên y tế là điều tiên quyết.
4.3.2 Phân tích mối lien quan giữa tần suất báo cáo sự cố và thái độ chung về hệ thống báo cáo
Bảng 4.14: Mối liên quan giữa tần suất báo cáo sự cố và thái độ chung về hệ thống báo cáo
Không báo cáo Có báo cáo OR (KTC 95%) P
TĐ chưa đúng 52 (62,7) 31 (37,4) 1,2 (0,7 – 2,1)
0,5 TĐ đúng 104 (58,8) 73 (41,2)
Tổng 156 (60) 104 (40)
Qua bảng 4.14 ta thấy các giá trị p giữa hai nhóm thái độ đúng và thái độ chưa đúng lớn hơn 0,05 do đó chấp nhận giả thuyết. Có thể nói rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất báo cáo sự cố giữa hai nhóm thái độ về qui trình ở mức ý nghĩa 95%.
Có thể nghiên cứu của chúng tôi chỉ nêu về tần suất báo cáo, nhưng chưa có so sánh giữa tần suất báo cáo và chất lượng báo cáo trong biến số thái độ về báo cáo sự
cố của nhân viên y tế, nên có thể nhân viên y tế có thái độ đúng về báo cáo sự cố sẽ có chọn lọc sự cố, quyết định báo cáo ai, báo cáo thời điểm nào để mang lại hiệu quả cải thiện quản lý chất lượng bệnh viện cao nhất nên tần số báo cáo có thấp hơn nhóm nhân viên có thái độ chưa đúng về báo cáo sự cố. Cần có nghiên cứu sâu hơn mối tương quan giữa tần suất và chất lượng các báo cáo sự cố trong các nhóm nhân viên y tế có kiến thức đúng, thái độ đúng và hành vi đúng.
4.3.3 Phân tích mối liên quan giữa tần suất báo cáo sự cố và thái độ lo sợ chung