Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 40)

2.1. Giới thiệu về các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ

2.1. Giới thiệu về các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. mại cổ phần Việt Nam.

Trƣớc những năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc tổ chức là ngân hàng một cấp bao gồm ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ƣơng đến địa phƣơng phân bố theo địa giới hành chính. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nƣớc về các mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chức năng kinh doanh của một ngân hàng thƣơng mại. Hệ thống ngân hàng theo mơ hình này chỉ đơn thuần là cơng cụ thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh, các chỉ tiêu của Chính phủ giao cho ngân hàng.

Sau năm 1988 thực hiện thí đểm ngân hàng hai cấp theo Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 26/03/1988: hệ thống ngân hàng Nhà nƣớc với chức năng quản lý Nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng, thanh tốn; hệ thống ngân hàng chuyên doanh với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Theo đó, giai đoạn này có 4 ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp, Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tƣ và Xây Dựng Việt Nam.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nƣớc thông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bắt đầu q trình chuyển đổi mạnh mẽ, căn bản và tồn diện phù hợp với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng, Nhà nƣớc. Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách lãi suất dƣơng, kết hợp sử dụng các công cụ gián tiếp với công cụ kiểm sốt trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ; hình thành các thị trƣờng tiền tệ; bƣớc đầu hiện đại hóa cơng nghệ và tăng

cƣờng đào tạo nguồn nhân lực cho việc vận hành hệ thống ngân hàng mới. Vốn tín dụng đƣợc mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và đạt mức tăng trƣởng bình qn 36%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hố - hiện đại hố và thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng trong nhiều năm. Thời kỳ này, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) đƣợc tái lập và khơi thông.

Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Ngân hàng Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; tiếp tục hồn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất. Hệ thống các tổ chức tín dụng đƣợc chấn chỉnh, củng cố, từng bƣớc xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính. Cơng nghệ ngân hàng có bƣớc phát triển mạnh mẽ; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đƣợc đƣa vào vận hành chính thức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện nhƣ e-banking, internet banking,... Ngân hàng Nhà nƣớc tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khai các cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Tháng 04/2007, NHNN Việt Nam cho phép sự hiện diện thƣơng mại của các tổ chức tài chính nƣớc ngồi tại Việt Nam dƣới hình thức ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.

Trong bối cảnh phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các NHTMCP Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Tháng 10/1987, NHTMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng đƣợc thành lập trƣớc khi có luật cơng ty và pháp lệnh ngân hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng. Đây là NHTMCP đầu tiên trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Tiếp sau đó là hàng loạt các ngân hàng ra đời nhƣ ngân hàng Nông Thơn Cờ Đỏ (sau đó đổi tên là ngân hàng Phƣơng Tây, và hiện tại là NHTMCP Đại Chúng) đƣợc thành lập năm 1988; ngân hàng Nơng Thơn Rạch Kiến (sau đó đổi tên là ngân hàng Đại Tín, và hiện tại là NHTMCP Xây Dựng Việt Nam)

đƣợc thành lập năm 1989; NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đƣợc thành lập năm 1989; NHTMCP Phát Triển Nhà Thành Phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập năm 1990; NHTMCP Sài Gịn Thƣơng Tín và NHTMCP Hàng Hải đƣợc thành lập năm 1991; năm 1992 thêm nhiều ngân hàng đƣợc thành lập nhƣ NHTMCP Đông Á, NHTMCP Nam Á, NHTMCP Gia Định (nay là NHTMCP Bản Việt), NHTMCP Phát Triển Mêkong, NHTMCP Sài Gòn, năm 1993 NHTMCP Á Châu, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, NHTMCP Phƣơng Nam, NHTMCP Sài Gịn-Hà Nội, NHTMCP An Bình, NHTMCP Đại Dƣơng, NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex, NHTMCP Đệ Nhất và NHTMCP Đại Á cũng ra đời; NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Đông Nam Á thành lập năm 1994; thêm hai ngân hàng đƣợc thành lập năm 1995 là NHTMCP Nam Việt và NHTMCP Kiên Long; giai đoạn 1996 – 2007 đánh dấu sự ra đời của các ngân hàng nhƣ NHTMCP Quốc Tế Việt Nam, NHTMCP Phƣơng Đông, NHTMCP Việt Á, NHTMCP Dầu Khí Tồn Cầu, NHTMCP Việt Nam Thƣơng Tín, năm 2008 các NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt, NHTMCP Tiên Phong và NHTMCP Bảo Việt cũng đƣợc thành lập.

Trải qua các giai đoạn, các NHTMCP Việt Nam không ngừng phát triển về số lƣợng và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tích cực trong cơng cuộc đổi mới tồn diện nền kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cùng với NHTM Nhà nƣớc, các NHTMCP góp phần đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, mặt khác đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

Bảng 2.1: Số lƣợng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013

Đơn vị tính: ngân hàng

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 2003 2005 2007 2008 2013

6 8 14 24 27 29 31 32 33 34 37 33

(Nguồn: NHNN Việt Nam)

hoạt động, các NHTMCP Việt Nam không ngừng gia tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng các chỉ tiêu an tồn vốn theo thơng lệ BASEL II, căn cứ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, NHNN đã yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng đến năm 2008, và 3.000 tỷ đồng đến năm 2010, bắt đầu thực hiện từ năm 2007. Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 vẫn còn một số ngân hàng chƣa đảm bảo yêu cầu tối thiểu về mức vốn điều lệ. Do đó, Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Đến cuối năm 2011, ngoại trừ NHTMCP Bảo Việt và NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex, còn lại tất cả các ngân hàng đã đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2007 đến 2013, các NHTMCP đã có sự tăng mạnh về vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc. Một số các ngân hàng thực hiện phƣơng án bán cổ phần cho các NHNNg nhƣ ACB, TechcomBank, SeaBank, VIB, ABBank, OCB, EximBank, SouthernBank; một số thực hiện hợp nhất nhƣ trƣờng hợp của NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và NHTMCP Đệ Nhất; NHTMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn Hà Nội; NHTMCP Đại Á sáp nhập vào NHTMCP Phát Triển Nhà Tp.HCM; một số ngân hàng tìm các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nhƣ trƣờng hợp của NHTMCP Phƣơng Tây và NHTMCP Đại Tín.

Bảng 2.2: Vốn điều lệ các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Ngân hàng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 EximBank 2.800 7.220 8.800 10.560 12.355 12.355 12.355 SacomBank 4.449 5.116 6.700 9.179 10.740 10.740 10.740 MBB 2.000 3.400 3.800 7.300 7.300 10.000 10.625 SCB - 2.180 3.635 9.185 10.583 10.583 10.583 ACB 2.630 6.356 7.814 9.377 9.377 9.377 9.377

SHB 2.000 2.000 2.000 3.498 4.816 8.865 8.865 TechcomBank 2.521 3.165 5.400 6.932 8.788 8.788 8.788 MaritimeBank - 3.000 3.000 5.000 7.000 8.000 8.000 LienVietPostBank - 3.300 3.650 3.650 6.010 6.460 6.460 VPBank 2.000 2.117 2.117 4.000 5.050 5.050 5.050 TienPhongBank - 1.000 1.750 3.000 3.000 3.000 5.550 SeaBank 3.000 4.068 5.068 5.335 5.335 5.335 5.335 HDBank 500 1.550 1.550 3.000 4.050 5.000 5.000 DongABank 1.600 1.840 3.500 4.500 4.500 5.000 5.000 VIB 2.000 2.000 2.400 4.000 4.250 4.250 4.250 ABBank 2.300 2.705 3.482 3.831 4.200 4.200 4.797 OceanBank 1.000 2.000 2.000 3.000 4.050 4.000 4.000 SouthernBank 1.434 2.027 2.568 3.500 4.000 5.000 4.000 MDB 500 500 1.000 2.000 3.000 3.000 3.750 OCB - 1.474 2.000 3.000 3.000 3.000 3.000 VietABank 700 1.250 1.631 2.937 3.098 3.100 3.098 SaiGonBank 1.020 1.020 1.412 2.000 3.000 3.000 3.040 GPBank - 1.000 1.000 2.937 3.000 3.098 3.000 NaviBank 500 1.000 2.000 3.018 3.018 3.018 3.010 BaoVietBank - 1.500 1.500 2.000 2.000 2.000 3.000 NamABank 575 1.252 1.252 3.000 3.000 3.000 3.000 VietBank - 500 1.000 3.000 3.000 3.000 3.000 KienLongBank 580 1.000 1.000 3.000 3.000 3.000 3.000 PGBank 500 500 1.000 2.460 2.460 3.040 3.000 PVcombank 200 1.000 2.000 3.000 3.000 3.000 9.000 VietCapitalBank 444 500 1.000 3.000 3.000 3.750 3.000 BacABank - 1.016 1.792 2.635 3.000 3.000 3.000 VNCB 504 504 1.820 1.820 3.010 3.010 7.500

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo tài chính NHTMCP Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)