Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 68 - 73)

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tạ

2.4.2. Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh

với hiệu quả.

LP: tỷ lệ lạm phát. Đây là biến thể hiện tác động của nhân tố vĩ mô đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát có tƣơng quan âm với hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.

2.4.2. Kết quả ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. kinh doanh.

Bảng 2.23: Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 Đơn vị tính: đơn vị CÁC BIẾN HỆ SỐ SAI SỐ CHUẨN Z P > |Z| KHOẢNG TIN CẬY 95% LNTA 0,0234 0,0071 3,28 0,001 0,00943 0,0374 TRAD 0,0194 0,0064 3,03 0,002 0,0068 0,0320 ETA 0,3227 0,0951 3,39 0,001 0,1364 0,5090 TCTR -0,2745 0,0607 -4,52 0,000 -0,3935 -0,1556 NTA 2,0780 1,1493 1,81 0,070 -0,1726 4,3325 LOANTA -0,1616 0,0424 -3,81 0,000 -0,2446 -0,0785 NPL 0,0053 0,0044 1,21 0,225 -0,0033 0,0138 LP -0,0056 0,0011 -4,87 0,000 -0,0078 -0,0033 CONS 0,6637 0,1394 4,76 0,000 0,3904 0,9369 (Nguồn: Phụ lục 5)

với dấu kỳ vọng dƣơng. Nhƣ vậy có nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 tăng khi quy mô tổng tài sản của các ngân hàng này tăng. Tuy nhiên, hệ số ảnh hƣởng là không lớn, các ngân hàng cũng cần cân nhắc trƣớc khi mở rộng quy mơ bởi theo kết quả phân tích từ mơ hình DEA thì hiện nay phần lớn các ngân hàng có hiệu quả khơng đổi hoặc hiệu quả giảm dần theo quy mơ, vì vậy việc mở rộng quy mơ có thể gây ra nhiều rủi ro hơn là làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Đối với biến TRAD thì hệ số ƣớc lƣợng đạt đƣợc có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, và có tƣơng quan dƣơng với biến hiệu quả TE, song sự ảnh hƣởng này là không lớn. Kết quả chứng tỏ khi tỷ lệ thu về lãi trên thu nhập hoạt động tăng lên đã sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các NHTMCP Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng tín dụng thấp, lãi suất cho vay áp dụng theo quy định của NHNN, điều này làm cho nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay bị hạn chế song hoạt động cho vay vẫn luôn là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Vì vậy, việc tăng nguồn thu từ lãi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTMCP Việt Nam. Hiện nay hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam đã phản ánh xu hƣớng dịch chuyển cơ cấu hoạt động, các ngân hàng cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm tăng thu nhập, tránh việc quá chú trọng vào hoạt động cho vay sẽ làm cho chi phí hoạt động gia tăng hơn nữa.

Biến ETA có tƣơng quan dƣơng với biến TE ở mức ý nghĩa 1%, đồng thời mức độ ảnh hƣởng của biến này lên TE cũng khá cao. Kết quả này nói lên rằng việc tăng vốn tại các NHTMCP Việt Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Việc tăng vốn giúp tăng khả năng thanh khoản, chất lƣợng tài sản, đảm bảo cho các NHTMCP Việt Nam phát triển ổn định, dần dần tăng thị phần, cải thiện đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, đối với các ngân hàng có hiệu suất giảm dần theo quy mơ thì việc tăng vốn là khơng cần thiết, đây không phải là phƣơng thức tốt để nâng cao hiệu quả của ngân hàng.

độ ảnh hƣởng khá cao. Kết quả phân tích cho thấy các ngân hàng cần có biện pháp giảm thiểu chi phí hoạt động nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Biến NTA có tƣơng quan dƣơng nhƣ kỳ vọng ở mức ý nghĩa 10% với biến TE. Qua kết quả cho thấy khi tỷ lệ lợi nhuận đối với tổng tài sản gia tăng sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng.

Hệ số ƣớc lƣợng của biến LOANTA có tƣơng quan âm với hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phân tích cho thấy khơng phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả mang lại càng cao vì tăng cho vay thì rủi ro từ hoạt động cho vay cũng gia tăng. Trên thực tế thì thu nhập của các NHTMCP Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động cho vay. Tuy nhiên hiện nay hoạt động này bị thu hẹp đã gây rất nhiều khó khăn cho các NHTMCP Việt Nam. Bên cạnh đó tình hình nợ xấu đang diễn biến rất phức tạp, các ngân hàng gặp khó khăn cho việc tìm đầu ra bởi rủi ro là khá cao trong khi phải chịu chi phí đầu vào khá lớn. Từ kết quả phân tích này tại các NHTMCP Việt Nam nên đa dạng các hoạt động kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhằm tìm kiếm nguồn thu.

Ảnh hƣởng của biến LP có tƣơng quan âm với hiệu quả ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm giảm hiệu quả của NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy ảnh hƣởng của tỷ lệ lạm phát đến hiệu quả là rất nhỏ. Có thể thấy, lạm phát tăng cao gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam bởi thứ nhất khi đó giá trị đồng tiền sụt giảm buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất huy động nhằm thu hút khách hàng. Lãi suất huy động đƣợc nâng lên sát với lãi suất cho vay thì chênh lệch nguồn thu của ngân hàng sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, lạm phát cao buộc Nhà nƣớc phải thắt chặt tiền tệ trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao, gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ. Thứ ba, lạm phát cao sẽ đẩy giá vàng, ngoại tệ tăng, rủi ro tỷ giá xuất hiện cộng thêm việc huy động tiền gửi với kỳ hạn dài sẽ trở nên rất khó khăn, điều này sẽ đe dọa khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nhƣ vậy, lạm phát cao sẽ gây ảnh hƣởng đến thị trƣờng vốn, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam.

Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam cần giảm rủi ro thanh khoản, sử dụng đồng vốn huy động hợp lý và hiệu quả, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn tài trợ cho các dự án đầu tƣ trung và dài hạn. Bên cạnh đó việc mở rộng quy mơ cần cân nhắc thận trọng, đặc biệt là đối với các NHTMCP Việt Nam có hiệu suất giảm dần theo quy mơ thì việc mở rộng quy mơ sẽ không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, việc duy trì và phát triển hoạt động cho vay thì các ngân hàng cũng nên tăng cƣờng phát triển các hoạt động dịch vụ hiện có cũng nhƣ phát triển thêm nhiều dịch vụ mới nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động cũng nhƣ đảm bảo tính bền vững cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 bằng mơ hình hồi quy Tobit cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam chịu ảnh hƣởng từ các nhân tố: tổng tài sản, thu lãi trên thu nhập hoạt động, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, lợi nhuận trên tổng tài sản và cho vay trên tổng tài sản và nhân tố vĩ mô là tỷ lệ lạm phát.

Để nâng cao hiệu quả, các NHTMCP Việt Nam cần tăng quy mô tổng tài sản. Song việc mở rộng quy mô tổng tài sản trên cơ sở đa dạng các thành phần của tổng tài sản, tập trung phát triển các tài sản có khả năng sinh lời cao với mức độ rủi ro thấp.

Gia tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng giúp gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó các ngân hàng cũng nên tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng nguồn thu, hạn chế việc quá lệ thuộc vào hoạt động tín dụng, vì hoạt động này vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nguy cơ gia tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng.

Nâng cao vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu gia tăng làm tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh, tăng cƣờng khả năng phịng vệ các rủi ro cho q trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí hoạt động cao gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần có biện pháp cắt giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Gia tăng lợi nhuận bằng việc gia tăng và đa dạng các nguồn thu, cắt giảm các khoản chi phí cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Hơn nữa, một ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ đảm bảo tính an tồn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, giúp thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào ngân hàng.

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các ngân hàng nhƣng hiện nay hoạt động này đã bộc lộ những hạn chế bởi những rủi ro. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay hoạt động này hiện đang có tốc độ tăng trƣởng thấp bởi các ngân hàng rất khó khăn cho việc tìm đầu ra, trong khi chi phí đầu vào lại khá cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển, mạng lƣới hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, bên cạnh đó phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng. Nội dung chính của chƣơng 2 xoay quanh việc đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam. Thông qua các dữ liệu thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên tại các NHTMCP Việt Nam, báo cáo thƣờng niên của ngân hàng Nhà nƣớc, đã đƣa ra những nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 bằng các chỉ số tài chính. Ngồi ra, chƣơng 2 còn sử dụng phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên để đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam, và mơ hình hồi quy Tobit ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các nhân tố lên biến hiệu quả, đây là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP GIA TĂNG NHÂN TỐ TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)