Định hƣớng phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 73 - 76)

năm 2020.

Căn cứ mục tiêu phát triển ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam định hƣớng đến năm 2020 là đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình thành bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trƣờng dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ƣơng, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, phấn đấu trở thành ngân hàng trung ƣơng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trong khu vực.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả CSTT nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, tăng trƣởng kinh tế và thực hiện thắng lợi công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối theo cơ chế thị trƣờng thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ CSTT gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thơng tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. CSTT tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ CSTT với chính sách tài khố để định hƣớng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tƣ và phát triển sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu phát triển các TCTD là cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hƣớng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại

hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng xây dựng đƣợc hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nƣớc hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lƣợng cao và mạng lƣới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nƣớc nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nƣớc. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm sốt của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đƣa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hƣớng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

phủ về phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Cho thấy mục tiêu của đề án:

- Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển đƣợc hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. - Trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải cách mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cƣơng và nguyên tắc thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành đƣợc ít nhất 1 - 2 ngân hàng thƣơng mại có quy mơ và trình độ tƣơng đƣơng với các ngân hàng trong khu vực.

Theo đó, có năm quan điểm cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là:

- Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và chủ động đối phó với những thách thức để các tổ chức tín dụng khơng ngừng phát triển một cách an tồn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

- Củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trị làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội. Nâng cao vai trị, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trƣờng của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là bảo đảm các ngân hàng 100% vốn của Nhà nƣớc và ngân hàng có cổ phần chi phối của Nhà nƣớc thật sự là lực lƣợng chủ lực, chủ đạo

của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời có đủ năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế.

- Khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm an toàn, ổn định của hệ thống, một số tổ chức tín dụng có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an toàn cao sẽ đƣợc áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật. - Thực hiện cơ cấu lại tồn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp. Hình thức và biện pháp cơ cấu lại tổ chức tín dụng đƣợc áp dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng.

- Khơng để xảy ra đổ vỡ và mất an tồn hoạt động ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nƣớc. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nƣớc cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Chiến lƣợc phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nƣớc có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN. Bao gồm 4 nội dung chính:

- Tăng cƣờng cạnh tranh, ổn định, và đa dạng hóa các định chế ngân hàng; - Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực ngân hàng thông qua việc củng cố cơ chế thị trƣờng;

- Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống;

- Tăng cƣờng mức độ tiếp cận với những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới tất cả khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)