Chỉ tiêu tài chính đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 56)

2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng thƣơng mạ

2.3.1. Chỉ tiêu tài chính đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh

2.3.1.1. Lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng hƣớng tới. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ về số lƣợng của các NHTMCP, sự dịch chuyển thị phần so với NHTMNN, các NHTMCP Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều thành công về lợi nhuận. Một trong những nguyên nhân làm tăng lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, đây là giai đoạn mà tăng trƣởng tín dụng tại các ngân hàng rất cao, điều đó đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, diễn biến thị trƣờng trở nên phức tạp, những căng thẳng về thanh khoản cộng với lãi suất tăng cao, những hệ lụy của việc tăng trƣởng tín dụng quá mức đã gây áp lực lớn đối với các ngân hàng, khiến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, thậm chí tốc độ tăng trƣởng về âm.

Bảng 2.12: Lợi nhuận sau thuế tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Lợi nhuận sau thuế 6.856 7.798 11.890 16.573 19.862 11.078 9.858 Tốc độ tăng trƣởng - 13,74 52,46 39,39 19,85 (44,22) (11,01)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP Việt Nam)

Đánh giá thực tế cho thấy lợi nhuận ngân hàng giai đoạn này có sự gia tăng từ năm 2007 đến năm 2011, và sụt giảm mạnh ở hai năm 2012 và 2013. Một trong những chỉ tiêu ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận là chênh lệch giữa thu lãi và chi

lãi. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 cho thấy tốc độ tăng trƣởng trung bình của thu lãi là 41,35% thấp hơn tốc độ tăng trƣởng trung bình của chi lãi là 47,52%. Lý giải cho điều này là do trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các NHTMCP Việt Nam cạnh tranh nhau rất gay gắt trong việc huy động nguồn vốn đầu vào cũng nhƣ tìm đầu ra. Các NHTMCP Việt Nam phải nâng lãi suất huy động đầu vào nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhƣng lại rất khó khăn trong vấn đề tìm đƣợc đầu ra, cộng thêm áp lực thu hẹp khoảng cách giữa đầu vào và đầu ra góp phần gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam. Hơn nữa, trong giai đoạn 2007 – 2013, thu nhập từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng tại các ngân hàng sụt giảm, thậm chí có năm bị thua lỗ cũng đã gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu tăng cao ở hai năm 2012 và 2013 khiến các NHTMCP Việt Nam phải thực hiện trích lập dự phòng nhiều hơn gây ảnh hƣởng đến kết quả lợi nhuận.

Bảng 2.13: Tốc độ tăng trƣởng thu lãi và chi lãi tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013

Đơn vị tính: %

Tốc độ tăng trƣởng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thu lãi - 124,98 0,03 73,82 76,74 (5,73) (21,75) Chi lãi - 164,33 (14,13) 83,03 86,51 (10,32) (24,28)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP Việt Nam)

2.3.1.2. Khả năng sinh lời.

Khả năng sinh lời là một tiêu chí quan trọng và thƣờng đƣợc sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Khả năng sinh lời phản ánh hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị tài sản có hoặc vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2007- 2013 khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam có xu hƣớng giảm, thậm chí năm 2012 và 2013 là hai năm mà khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam rất thấp.

Đồ thị 2.3: Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP Việt Nam)

Phân tích khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) dựa trên hai chỉ tiêu là lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì vốn điều lệ chiếm chủ yếu. Trong những năm 2007 – 2011, vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam liên tục tăng với tốc độ cao bởi trong giai đoạn này các ngân hàng phải tích cực tăng vốn điều lệ theo quy định của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011. Hơn nữa, trong giai đoạn này, lợi nhuận sau thuế tại các NHTMCP Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trƣởng cao. Theo số liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thì giai đoạn 2007 - 2011, tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ lệ ROE giai đoạn này khá cao, trung bình khoảng 13,91%. Trái lại, năm 2012, 2013 tỷ lệ ROE rất thấp, trung bình đạt 6,46%, nguyên nhân là trong giai đoạn này lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí tốc độ tăng trƣởng âm. Tỷ lệ ROE thấp còn cho thấy sự kém hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn của các cổ đông, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh và thu hút vốn của các ngân hàng. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn Camel thì tỷ lệ ROE phải từ 15% trở lên và nhƣ vậy các NHTMCP Việt Nam vẫn chƣa đạt đƣợc yêu cầu này.

14,91 11,20 14,64 15,22 13,55 7,25 5,67 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đồ thị 2.4: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTMCP Việt Nam)

Phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) dựa vào hai tiêu chí là lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Trong giai đoạn 2007 – 2011 tổng tài sản các NHTMCP Việt Nam có xu hƣớng tăng, bởi trong giai đoạn này các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Trái lại, hai năm 2012, 2013 tỷ lệ ROA của các ngân hàng ở mức rất thấp (<1%), chƣa đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Camel là ROA phải từ 1% trở lên, nguyên nhân là do trong giai đoạn này hoạt động cho vay tại các ngân hàng bị hạn chế, tốc độ tăng trƣởng cho vay thấp. Tỷ lệ ROA tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 thấp phản ánh hiệu quả quản lý còn hạn chế, các ngân hàng đã không sử dụng tốt đồng vốn huy động vào các hoạt động đầu tƣ có khả năng sinh lợi cao, hơn nữa chi phí hoạt động tại các ngân hàng giai đoạn này cũng khá cao.

Nhìn chung, khả năng sinh lời tại các NHTMCP Việt Nam cịn thấp, cơ cấu tài sản khơng đa dạng, các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh ngoại tệ đƣợc các ngân hàng triển khai nhƣng chƣa thật sự mang lại hiệu quả, cơ cấu thu nhập chủ yếu lệ thuộc vào hoạt động cho vay. Vì vậy, khi hoạt động tín dụng bị hạn chế sẽ kéo theo lợi nhuận suy giảm, bên cạnh đó những rủi ro từ hoạt động tín dụng xuất hiện cũng gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Có thể thấy, quy mô vốn

1,87 1,39 1,73 1,67 1,45 0,85 0,62 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

chủ sở hữu và quy mô tổng tài sản tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 có sự gia tăng nhƣng khả năng sinh lời lại thấp đi cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng, đồng thời phản ánh áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)