CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.5. Khái quát về mua bán trực tuyến
2.5.6. Khung pháp lý cơ bản điều chỉnh TMĐT tại Việt Nam
Về bản chất TMĐT là phương thức để tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, các chủ thể tham gia TMĐT phải tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh, thương mại, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và những quy định có liên quan khác.
Trong năm 2013, môi trường pháp luật cho TMĐT tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng cường sự quản lý nhà nước, quy định chi tiết hơn các hành vi kinh doanh bị cấm, các hoạt động kinh doanh cần thơng báo, đăng ký hay có giấy phép. Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Công nghệ thông tin 2006 là bản lề của hệ thống luật TMĐT Việt Nam. Luật Giao dịch điện tử tập trung điều chỉnh giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại. Luật Công nghệ thông tin quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công nghệ. Hai văn bản cốt lõi của hệ thống pháp luật TMĐT hiện nay là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT và Nghị định số 72/2013/NĐ-
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được chính phủ ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2013, quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động TMĐT, trong đó quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong TMĐT, các hình thức tổ chức hoạt động và nguyên tắc hoạt động trong TMĐT. Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, được ban hành để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý về Internet, bổ sung quy định quản lý một số vấn đề nóng trong sự phát triển của Internet, thúc đẩy phát triển Internet, tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc quản lý Internet.
Về chế tài xử lý hành vi vi phạm hành chính trong TMĐT, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Nghị định 185 khơng đề cập đến hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cá nhân với cá nhân; trang web facebook khơng có đại diện (chi nhánh, văn phòng đại diện hay tên miền “.vn”) tại Việt Nam nên không chịu sự chi phối của Nghị định này. Dù vậy, các cá nhân bán hàng trên mạng xã hội cũng phải tuân thủ các quy định trong Nghị định 52/2013/NĐ- CP về TMĐT như bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, niêm yết giá cả và các chi phí phát sinh trong q trình mua hàng, khơng kinh doanh hàng giả, hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh…Ngồi ra cịn có Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Trong năm 2014, Bộ Công thương sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để điều chỉnh các hành vi TMĐT đang diễn ra thơng qua các hình thức mới. Đồng thời Cục Thương mại điện tử sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện cơng tác tuyên truyền, định hướng phổ biến cho người dân biết và giao dịch trên những website TMĐT đảm bảo; tránh những mơ hình kinh doanh vi phạm pháp luật.