6. Cấu trúc của luận văn:
3.3 Khuyến nghị chính sách
Đứng trước thực trạng như vậy, Việt Nam cần phải có về một hệ thống các giải pháp hồn thiện, có tính triệt để nhằm cải thiện tình hình thực hiện CSR. Hơn nữa, qua phân tích ở trường hợp của SCG, tác giả nhận ra rằng doanh nghiệp dường như
đang quá đơn độc trong việc triển khai CSR. Hơn nữa, như đã trình bày trong trường hợp của SCG, khá nhiều những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong q trình thực hiện CSR tới từ phía quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. Chính vì thế, để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự tham gia chung sức của tất cả các bộ phận trong xã hội như nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra khuyến nghị cho việc giải quyết thực trạng này bằng một khung giải pháp gồm 3 nhóm: giải pháp từ phía nhà nước (1), giải pháp
từ phía xã hội (2) và giải pháp từ phía doanh nghiệp (3).
Hình 12: Mơ hình khung giải pháp thúc đẩy CSR Khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách.
- Tăng cường nghiên cứu, ban hành chính sách về CSR và các hoạt động điều
tiết. Cụ thể là, xây dựng và thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về CSR (1); xây dựng những bộ luật, quy định về CSR (2); nâng cao chất lượng của các quy định mang tính pháp lý bằng RIA (cơng cụ đánh giá tác động của văn bản luật) (3); thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động điều tiết (4).
- Xây dựng và thúc đẩy các dự án, chương trình về trách nhiệm xã hội (Social Responsibility).
- Tăng cường mối liên hệ, hỗ trợ tới các đối tượng liên quan của CSR. Ngoài những hoạt động trên, để thực hiện tốt cho việc hỗ trợ sự phát triển của CSR, có một điều mà chính phủ nước ta nên làm đó là các hoạt động tiếp xúc, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng có mối quan hệ hữu cơ với CSR:
+ Người tiêu dùng: Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ việc hoạt động của các hiệp hội đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng.
+ Người lao động: Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bộ luật Lao động sao cho bám sát với tình hình và sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển của đất nước. Đồng thời có những can thiệp kịp thời, đúng mực để đảm bảo quyền lợi lao động và có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của Cơng đồn.
+ Môi trường: Điều chỉnh những bộ luật và chính sách liên quan tới mơi trường. Đồng thời, tăng cường chất lượng các dự án về mơi trường.
+ Doanh nghiệp: Các chính sách cần làm để hỗ trợ doanh nghiệp như: sửa đổi Luật Doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu tiến bộ từ những nghiên cứu về CSR (1); chủ trì việc đánh giá và xây dựng bảng xếp hạng (hoặc danh sách) các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR (2); thực hiện chính sách ưu đãi thuế (miễn, giảm) đối với các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng trên (3); thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với những khoản mục đầu tư vì mơi trường, xã hội (4).
+ Khuyến nghị cho cộng đồng xã hội.
Một cản trở đối với CSR ở Việt Nam đó là nhận thức về nó của người dân cịn thấp. Vì thế, giải pháp để phát triển CSR ở phía cộng đồng xã hội tựu chung lại ở một điểm, đó là nâng cao nhận thức, cải thiện thái độ của xã hội đối với CSR.
Tác giả đưa ra các chương trình, kế hoạch trong cộng đồng cần được thực hiện để góp phần vào sự phát triển của CSR ở Việt Nam: cung cấp cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về CSR cho người dân (1); nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ quyền
lợi của chính mình (2); lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, hiệp hội đại diện quyền lợi cho cộng đồng (3).
+ Khuyến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp:
Mơ hình 4 nhóm giải pháp được áp dụng cho SCG cũng là mơ hình mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng cho mình. Tuy nghiên, có một điều đáng lưu tâm ở đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có sự cân nhắc cho phù hợp với điều kiện của mình và cần có những quan điểm đầu tư trọng điểm cho CSR.
- Tác giả đã phân tích để đưa ra những khuyến nghị riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam:
+ Chú trọng vào CSR trong khía cạnh quan hệ lao động: đây là chính sách CSR nội bộ, có lợi ích trực tiếp tới doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp hạn chế cho nên các doanh nghiệp không nên dàn trải các khoản mục ngân sách cho chính sách CSR của mình. CSR trên khía cạnh người lao động sẽ giúp doanh nghiệp có được lực lượng lao động đáng tin cậy, trung thành và sẽ có tác động tích cực tới năng suất lao động.
+ Hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của cơng đồn trong doanh nghiệp: Cơng đồn cần được thực hiện đúng và đủ vai trò của mình trong doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho quan hệ lao động, mơi trường lao động, từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.
+ Chú trọng vào vai trò của người lãnh đạo: Lãnh đạo của các doanh nghiệp này đều là những người trực tiếp gây dựng, gắn bó với cơng ty trong nhiều năm (cịn với các doanh nghiệp lớn thì hiện nay chủ yếu là thuê CEO). Sẽ là không quá lời nếu nói doanh nghiệp chính là máu thịt của những nhà lãnh đạo này, và họ cũng là những người có quyền quyết định chủ yếu trong doanh nghiệp (CEO ở các doanh nghiệp lớn chịu sự chi phối rất lớn từ HĐQT). Do đó, lãnh đạo các doanh nghiệp này có tác động lớn tới CSR của doanh nghiệp này; nếu họ trang bị được nhận thức đúng đắn về CSR thì sẽ có lợi rất nhiều cho sự phát triển CSR ở Việt Nam.
3.4 Hạn chế của luận văn
Phát triển các hoạt động CSR thực sự vẫn còn khá mới đối với phần lớn các doanh nghiệp cũng như xã hội nước ta. Bài nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các tài liệu, dữ liệu liên quan tới CSR ở Việt Nam cịn q ít, do đó bài nghiên cứu chỉ có thể sử dụng phương pháp phân tích dựa trên nguồn số liệu thứ cấp hạn chế để đưa ra những kết quả định tính.
Những giải pháp được nhóm nghiên cứu đưa ra tuy bao quát và giải quyết được phần lớn vấn đề về khung lý luận nhưng lại chưa có phân tích chi tiết, sâu xa về những nhóm giải pháp cụ thể.
3.5 Đề xuất nghiên cứu sau này
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong tổ chức sẽ tạo ra lợi ích đối với tất cả các bên liên quan, cả bên trong và bên liên quan bên ngồi. Hoạt động của CSR trong tổ chức có xu hướng tạo nên các kết quả trong dài hạn và nó cần thời gian để đánh giá kết quả phát triển bền vững, để cân bằng kinh tế, xã hội và mơi trường và để có được giải pháp cuối cùng đối với công ty và xã hội. Để nghiên cứu thêm, tôi muốn thực hiện cuộc phỏng vấn với các bên liên quan cả bên trong và bên ngoài như nhân viên, khách hàng trực tiếp để có được quan điểm khác nhau về việc thực hiện công ty cũng như các NGO và các nhà cung cấp để đo lường mức độ hài lòng đối với việc thực hiện CSR. Nghiên cứu này sẽ cung cấp dữ liệu và thông tin dựa trên nhiều quan điểm hơn là những thơng tin chỉ thu được từ chính các báo cáo của SCG. Bên cạnh đó, SCG là một nhóm các cơng ty có nhiều loại hình kinh doanh cốt lõi, trong nghiên cứu sâu hơn có thể tập trung vào từng ngành cơng nghiệp cụ thể để có thể thu được nhiều dữ liệu và điều tra về một loại hình kinh doanh cốt lõi duy nhất nhằm tạo ra các phân tích cụ thể hơn về từng ngành.
TIỀU KẾT CHƯƠNG 3
Hiện tại, Tập đoàn SCG tại Việt Nam đã bước đầu có những thành cơng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Trong thời gian tới SCG cũng cần thực hiện tốt các giả pháp sau đây:
Thứ nhất, về nhóm giải pháp kỹ thuật, cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR, tăng cường các chuẩn mực liên quan đến CSR, phát triển cơ sở vật chất liên quan đến việc thực hiện CSR.
Thứ hai, về nhóm giải pháp con người, cần thành lập, tổ chức cơ quan chuyên trách CSR trong doanh nghiệp, phát huy vai trị của cơng đoàn SCG, đào tạo nâng cao nhận thức và khả năng của người lao động về CSR.
Thứ ba, về nhóm giải pháp tài chính, thành lập quỹ phục vụ cho các chương trình CSR, có hình thức phù hợp trong huy động nguồn ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách dành cho hoạt động CSR tại doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh
1. Agrawal Kalpana (2007). Corporate Excellence as an Outcome of Corporate Governance: Rethinking the Role and Responsibility of HRM, the ICFAI Journal of Corporate Governance, Vol.VI (1): 6-16.
2. Bueble, E. (2009), Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, Grin Verlag Publisher.
3. Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho. (2010), Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation, Greenleaf Publishing Limited.
4. Chong, M. (2009), "Employee Participation in CSR and Corporate Identity: Insights from a Disaster-Response Program in Asia-Pacific", Corporate Reputation Review 12, pp 106-119.
5. Dai, Y. (2010), Local Governments' CSR Policies in China, Internal ExchangeMeeting. 6. SCG, Sustainability Report, 2008 7. SCG, Sustainability Report, 2011 8. SCG, Sustainability Report, 2012 9. SCG, Sustainability Report, 2013 10. SCG, Sustainability Report, 2014
Tài liệu Tiếng Việt
1. Chính phủ (2009), “Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Hà Nội.
2. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp-CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới nhà nước với CSR ở Việt Nam", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí ĐH QGHN, Kinh tế và Kinh doanh số [26], pp. 232- 238.
4. Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức.
5. Phạm Văn Đức (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học, số 2.
Website 1. http://money.cnn.com/2009/01/19/magazines/fortune/do_gooder.fortune/ind x.htm 2. http://www.bwportal.com.vn/index.php?option=com_content&view=article d=31%3A&Itemid=25 3. http://www.bwportal.com.vn/index.php?option=com_content&view=article d=31%3A&Itemid=25 4. http://www.kpmg.com/cn/en/ 5. http://www.nytimes.com/2011/02/22/business/global/22pepsi.html?pagewd=all 6. http://www.scg.co.th/en/ir/financial_overview.html 7. http://www.toyota-global.com 8. http://www.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-bo-quy-tac-ung-xu-cho-doanh- nghiep-Viet/20123/130328.vnplus 9. http://www-935.ibm.com/services/us/gbs/thoughtleadership/
PHỤ LỤC Xây dựng khái niệm Phát họa các nhiệm vụ Cách thức thực hiện Lập kế hoạch
1. Đánh giá CSR - Thành lập đội ngũ lãnh đạo CSR - Xây dựng một định nghĩa làm việc
của CSR
- Xác định các yêu cầu pháp lý
- Xem xét các tài liệu, q trình và các hoạt động của cơng ty
- Xác định và thúc đẩy các bên liên quan chủ yếu
2. Phát triển chiến lược CSR
- Nghiên cứu những gì người khác (bao gồm cả đối thủ cạnh tranh) đang làm và đánh giá giá trị của các công cụ CSR được công nhận.
- Chuẩn bị một ma trận của các hành động trách nhiệm xã hội được đề xuất. - Xây dựng các tùy chọn để tiến hành
và các tình huống trong kinh doanh. - Quyết định phương hướng, phương
pháp tiếp cận, ranh giới và các khu vực cần tập trung.
Thực hiện 3. Cam kết CSR - Liệt kê cam kết trách nhiệm xã hội. - Tổ chức các cuộc thảo luận với các
bên liên quan.
- Tạo một nhóm làm việc để phát triển các cam kết.
- Chuẩn bị một dự thảo sơ bộ. - Tham khảo ý kiến với các bên liên
quan bị ảnh hưởng.
- Chỉnh sửa và xuất bản các cam kết. 4. Thực hiện cam kết - Thiết lập các mục tiêu có thể đo lường
Xây dựng khái niệm Phát họa các nhiệm vụ Cách thức thực hiện CSR và xác định các biện pháp thực hiện.
- Thúc đẩy các nhân viên và những người khác người cam kết áp dụng trách nhiệm xã hội.
- Thiết kế và tiến hành đào tạo CSR. - Thiết lập cơ chế để giải quyết các vấn
đề.
- Tạo kế hoạch truyền thông nội bộ và bên ngoài.
- Thực hiện cam kết công khai. Kiểm tra 5. Báo cáo và kiểm tra
tiến độ
- Đo lường và đảm bảo hiệu quả - Khuyến khích các bên liên quan - Báo cáo hiệu quả
Cải tiến 6. Đánh giá và cải tiến - Đánh giá hiệu quả - Xác định cơ hội cải tiến
- Khuyến khích các bên liên quan Kiểm tra chéo: Hồn thành chu
trình
- Quay trở lại bước lập kế hoạch và bắt đầu chu trình mới
Phụ lục 1: Thực hiện khung phát triển CSR Framework Development