CƠ CẤU DƯ NỢ
2.4.2 Mơ hình nghiên cứu
Tác giả sử dụng 5 biến trong mơ hình nghiên cứu của Eliona Gremi, 2013 để áp dụng phân tích sự ảnh hưởng của 5 nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP Quân Đội trên địa bàn Tp.HCM. Mơ hình áp dụng : fixed effect
Model
Biến độc lập: Quy mơ, dư nợ, tiền gửi, rủi ro tín dụng, tổng lãi rịng Biến phụ thuộc: ROA
ROA = β0 + β1 X1 it + β2 X2 it + β3 X3 it + β4 X4 it + β5 X5 it + u it
ROA: tỷ suất sinh lợi trên tài sản
X 1: quy mô = Log (tổng tài sản) năm i tại chi nhánh i (LOG(TTS)) X 2: dư nợ = tổng dư nợ/tổng tài sản năm i tại chi nhánh i (TL/TA)
X 3: rủi ro tín dụng = tổng nợ xấu/tổng tài sản năm i tại chi nhánh i (NPLR) X 4: tiền gửi = tổng tiền gửi/tổng tài sản năm i tại chi nhánh i (TD/TA) X 5: tổng lãi ròng = tổng lãi ròng/tổng tài sản năm i tại chi nhánh i (TNI/TA)
** Lý do chọn biến ROA: Mơ hình nghiên cứu trên tác giả sử dụng biến phụ thuộc
là ROA mà không phải biến ROE là vì ROA khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các khoản mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ROA cịn phản ánh khả năng thích ứng của ban lãnh đạo ngân hàng trước sự thay đổi của môi trường. Trong khi đó, ROE được xem là xuất phát điểm cho việc đánh giá tình hình tài chính của một Ngân hàng thương mại, phản ánh khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho sự mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường; có thể hạn chế tăng trưởng của ngân hàng vì khi ấy ngân hàng khơng có cơ hội tích lũy để tăng vốn chủ sở hữu, trong khi hầu hết các quy định pháp lý đều ràng buộc việc gia tăng tài sản của ngân hàng gắn chặt với việc tăng vốn chủ sở hữu, ROE không thể
hiện được những ý nghĩa như ROA; Do đó, tác giả đã chọn biến phụ thuộc ROA để mang tính đại diện cho khả năng sinh lời.