G ROA LOTS DUNO RUIR
2.4.6 Thảo luận kết quả phân tích
Sau khi chạy số liệu với kết quả đạt được, tác giả nhận thấy những điều sau: - Về quy mô: (đo lường thông qua biến Log(TTS))
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của MB-HCM với hệ số hồi quy là 0.658. Tổng tài sản có tác động cùng chiều so với ROA. Tức là khi tổng tài sản cao hơn sẽ làm cho lợi nhuận cao hơn. Theo các nghiên cứu trước đây, cụ thể là Eliona Gremi, năm 2013; Akhavein và cộng sự ,năm 1997; Bourke, năm 1989; Molyneux và Thornton, năm 1992; Bikker và Hu, năm 2002;Goddard và cộng sự, năm 2004 thì tổng tài sản có quan hệ cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến ROA, hay tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận càng cao. Theo Smirlock, 1985 tăng quy mơ
thì khả năng để tạo ra lợi nhuận cao hơn,vì thường dẫn đến sự tập trung thị trường cao hơn. Điều này hịan tồn đúng so với nghiên cứu của tác giả. Thực tế tại MB, cũng như các ngân hàng khác thì năng lực, chất lượng về tổng tài sản có giá trị hơn mọi nhân tố khác. Từ đó, giúp MB tạo được uy tín, niềm tin cũng như giữ vững được hình ảnh của MB đối với khách hàng. Một khi xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, hài lòng khi giao dịch, thu hút được nguồn vốn huy động lớn với chi phí lãi suất thấp từ các cổ đông chiến lược như Viettel và một số đối tác lớn khác như Tổng cơng ty Tân Cảng Sài Gịn, Tổng cơng ty Bason, các công ty của Bộ Quốc Phịng…nhờ đó giảm chi phí phân bổ cho các giao dịch lớn. Kết quả là, quy mô càng mở rộng thì lợi nhuận càng tăng thể hiện tính kinh tế theo quy mơ
- Về dư nợ: (đo lường thông qua tổng dư nợ/tổng tài sản)
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ hai đến lợi nhuận của MB-HCM sau tổng tài sản với hệ số hồi quy là 0.397. Khi tăng 1 đơn vị tổng dư nợ/ tổng tài sản sẽ làm tăng 0.658 tổng lợi nhuận của ngân hàng. Có tác động cùng chiều so với ROA. Tức là khi dư nợ tăng sẽ làm cho ROA tăng theo. Theo Eliona Gremi, năm 2013 thì dư nợ có quan hệ cùng chiều và ảnh hưởng đáng kể đến ROA. Điều này hịan tồn đúng so với nghiên cứu của tác giả. Thực tế tại MB thì có đến 70% lợi nhuận đến từ các khoản cho vay, cho nên trường hợp này dễ hiểu so với kết quả nghiên cứu.
- Về rủi ro tín dụng : (đo lường thơng qua tổng nợ xấu/tổng dư nợ)
Đây là nhân tố có mối quan hệ ngược chiều so với ROA với hệ số hồi quy là – 0.568, là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ ba sau tổng tài sản và tổng dư nợ. Khi tăng 1 đơn vị tổng nợ xấu/ tổng tài sản sẽ làm giảm 0.568 tổng lợi nhuận của ngân hàng. Theo Eliona Gremi, năm 2013 thì rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều và ảnh hưởng đáng kể đến ROA. Cịn theo Cooper, năm 2003 thì đối với sự thay đổi trong rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của danh mục cho vay của ngân hàng, có thể ảnh hưởng hoạt động của tổ chức. Duca và McLaughlin (1990) cho rằng sự khác biệt về rủi ro tín dụng là biến ảnh hưởng nhiều nhất trong lợi nhuận ngân hàng vì khi tăng rủi ro tín dụng thường kết hợp với giảm lợi nhuận. Điều này
không chỉ liên quan đến khối lượng mà còn liên quan đến chất lượng của các khoản vay tạo ra. Theo hướng này, Miller và Noulas (1997) cho rằng các tổ chức tài chính càng có nhiều khoản vay có rủi ro càng cao thì mức độ thanh tốn càng kém và lợi nhuận càng thấp hơn. Điều này đúng với nghiên cứu của em. Thực tế tại MB thì càng gia tăng nợ xấu, khả năng thu hồi nợ càng khó khăn, dẫn đến khơng thu được lãi, khơng bù được chi phí bỏ ra, kết quả cuối cùng là lợi nhuận giảm.
- Về tiền gửi: : (đo lường thông qua tổng tiền gửi/tổng tài sản)
Biến tiền gửi có hệ số hồi quy là -0.131 vì sig của tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản > 0.05 nên biến tiền gửi khơng có tác động đến ROA. Theo Eliona Gremi, năm 2013 thì tổng số tiền gửi trên tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa đối với ROA.Theo Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001) thì quy mơ tiền gửi có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Điều này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của tác giả. Thực tế tại MB, đa số MB sử dụng vốn chủ sở hữu, một số sử dụng từ vốn huy động nhưng vì lãi suất huy động thấp, các đơn vị muốn tăng huy động phải chi thêm tiền, từ đó làm tăng chi phí huy động. Trong khi thu nhập từ cho vay khơng thể tăng lãi suất cao được vì thị trường cạnh tranh khốc liệt, dẫn đến lợi nhuận giảm.
- Về tổng lãi rịng: (đo lường thơng qua tổng lãi ròng/tổng tài sản)
Biến tổng lãi rịng có hệ số hồi quy là 0.021, tương tự vì sig của tỷ lệ tổng lãi rịng trên tổng tài sản > 0.05 nên biến tổng lãi rịng khơng có tác động đến ROA. Theo Eliona Gremi, năm 2013 thì tỷ lệ tổng số lãi ròng trên tổng tài sản cho thấy một mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa so với ROA. Điều này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của tác giả. Thực tế tại MB, thì tổng lãi rịng có tác động mạnh đến lợi nhuận của ngân hàng.