Nghiên cứu về biến quy mô hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết về quản trị công ty và tác động của quản trị công ty đến

2.2.1. Nghiên cứu về biến quy mô hội đồng quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

quả hoạt động của cơng ty gia đình

Bài nghiên cứu “Higher Market valuation of companies with a small board of directors” của Yermack D.(1996) sử dụng dữ liệu từ 452 công ty công nghiệp lớn của Mỹ từ năm 1984 và 1991, cho thấy một mối tương quan ngược chiều giữa quy mô HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty. Tỷ lệ tài chính liên quan đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động giảm xuống khi quy mô HĐQT tăng lên. Quy mô của HĐQT đối với mẫu quan sát từ 04 đến 34 thành viên, với số thành viên trung bình của mẫu là 12 thành viên.

Bài nghiên cứu “The impact of board size on Firm Performance: Evience from the UK” của Dalton et al. (1999) cho rằng quy mô hội đồng quản trị là một yếu tố quyết định quan trọng của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quy mơ hội đồng quản trị có ảnh hưởng quan trọng bởi vì nó là một phần của chi phí và lợi ích liên quan tới các hoạt động hội đồng quản trị. Theo đó, Lipton và Lorsch (1992) lập luận rằng một hội đồng quản trị với số lượng thành viên lớn hơn có thể phải đối mặt với sự phối

hợp kém do số lượng thành viên lớn cùng với khả năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm kém và vấn đề người đi xe miễn phí. Khi HĐQT bao gồm quá nhiều thành viên các vấn đề đại diện có thể tăng lên, một số thành viên có thể là những người đi xe miễn phí “freerider”. Quy mơ HĐQT lớn cũng có nhược điểm chẳng hạn như: Ra quyết định và thông tin chậm hơn, xử lý thông tin chậm hơn, thời gian lâu hơn để đạt được sự đồng thuận cũng như đưa ra quyết định. Vì vậy mà có sự hạn chế các thành viên hội đồng đến tối đa là mười thành viên, và quy mơ ưa thích của hội đồng quản trị là tám đến chín thành viên.

Tác giả khơng tìm thấy bằng chứng chứng minh các cơng ty ở Anh có quan tâm đến quy mơ HĐQT khơng dẫn đến một quan hệ tích cực giữa quy mơ HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty.

Bài nghiên cứu “Family Business, Board Dynamics and Firm Value: Evidence from Malaysia” của Mishra et al.(2001) tập trung vào mối quan hệ giữa kiểm sốt gia đình và cách thức quản trị cơng ty có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị doanh nghiệp của các công ty ở Malaysia. Mẫu nghiên cứu gồm 896 công ty, với dữ liệu từ năm 2000 - 2003. Nghiên cứu cho thấy, không phải tất cả các yếu tố của quản trị cơng ty đều có ý nghĩa và có sự ảnh hưởng khác nhau giữa cơng ty gia đình và cơng ty khơng phải gia đình. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, quy mơ HĐQT có mối tương quan cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của cơng ty trong cơng ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Họ kết luận rằng quy mơ hội đồng quản trị nhỏ hơn có thể tạo nên một cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt hơn cho các cơng ty kiểm sốt gia đình.

Bài nghiên cứu dùng kiểm định t-test để kiểm định sự khác biệt giữa các doanh nghiệp gia đình kiểm sốt và các doanh nghiệp khơng có sự kiểm sốt gia đình. Sau đó, phân tích hồi quy được tiến hành để thực hiện các yếu tố ảnh hưởng giá trị công ty của các doanh nghiệp gia đình kiểm sốt.

Bài nghiên cứu “Corporate Governance Mechanisms and Performance of Public-Listed Family Ownership in Malaysia” của Ibrahim et al.(2011) xem xét các

mối quan hệ của cơ chế quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động giữa công ty gia đình và cơng ty khơng có quyền sở hữu của gia đình đang được niêm yết cơng khai tại Malaysia từ năm 1999 đến năm 2005 được đo bằng Tobin Q, ROA và ROE. Kết quả cho thấy, các cơ chế quản trị doanh nghiệp như quy mơ HĐQT, giám đốc độc lập có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động công ty.

Ibrahim cùng với cộng sự (2011) tìm thấy ý nghĩa mối quan hệ giữa một quy mô hội đồng quản trị nhỏ và hiệu quả hoạt động trong các cơng ty gia đình. Họ kết luận rằng quy mô hội đồng quản trị nhỏ hơn có thể tạo nên một cơ chế quản trị doanh nghiệp tốt hơn cho các công ty kiểm sốt gia đình.

Bài nghiên cứu “The F-PEC Scale of Family Influence: A Proposal for Solving the Family Defintion Problem” của Astrachan et al. (2002) lại cho rằng quy mô hội đồng quản trị lớn hơn kết hợp với kiểm sốt gia đình có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, vì họ có bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh, chun mơn, kỹ năng và có mối quan hệ mà có thể làm tăng thêm các nguồn lực đáng kể cho các cơng ty gia đình.

Bài nghiên cứu ”The Role of dividends, Debt and Board Structure in the Governance of Family Controlled Firms” của Setia-Atmaja et al. (2009) kiểm tra xem liệu các cơng ty có sự kiểm sốt gia đình có sử dụng cổ tức, nợ và cơ cấu hội đồng quản trị có làm trầm trọng thêm hay giảm thiểu các vấn đề giữa kiểm sốt và cổ đơng thiểu số trong một thị trường vốn bảo vệ nhà đầu tư ở mức cao. Kết quả cho thấy các cơng ty có sự kiểm sốt gia đình có tỷ lệ chia cổ tức cao hơn, mức nợ cao và có tỷ lệ hội đồng quản trị độc lập thấp hơn so với các công ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho rằng quy mơ hội đồng quản trị lớn hơn kết hợp với kiểm sốt gia đình có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo bài nghiên cứu ”Family control, board structure and performance: Evidence from an emerging economy” của Mohammad Badrul Muttakin (2010) sử dụng dữ liệu với 654 quan sát từ năm 2005-2009 tìm thấy bằng chứng cho rằng quy mô hội đồng quản trị lớn hơn kết hợp với kiểm sốt gia đình lại làm giảm hiệu quả hoạt

động, điều này cho thấy rằng quy mơ HĐQT nhỏ có thể tương thích cho các cơng ty gia đình ở Banglades.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)