Kiểm định Hausman– test cho hiện tượng nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu và lý giải

4.1.2.2. Kiểm định Hausman– test cho hiện tượng nội sinh

Nghi ngờ mơ hình bị hiện tượng nội sinh, tác giả dùng kiểm định Hausman- test để kiểm tra hiện tượng nội sinh. Hồi quy biến nghi ngờ bị nội sinh theo biến công cụ, thu được phần dư v, sau đó hồi quy biến phụ thuộc theo các biến trong mơ hình ban đầu và phần dư v, kết quả cho thấy p-value của phần dư của hai biến FS và LEV nhỏ hơn mức ý nghĩa α. Do đó, có thể kết luận hai biến FS và LEV bị nội sinh (kết quả thể hiện ở phần VII phụ lục 6 và phụ lục 7). Do đó, hai biến cơng cụ được đề xuất là biến trễ một thời kỳ của hai biến LEV và FS. Cuối cùng, tác giả dùng phương pháp bình phương hai giai đoạn (2SLS) để chạy mơ hình.

4.1.2.3. Kiểm định Wald-test

Kiểm định giả thuyết:

H1: δ ≠ 0 : x là biến công cụ tốt

So sánh giá trị F(wald-test) > 10 hoặc p-value < α : bác bỏ giả thuyết Ho => x là biến công cụ tốt.

4.1.2.4. Kiểm định Sargan-test

Kiểm định giả thuyết: Ho: Mơ hình định dạng đúng. H1: Mơ hình cần kiểm tra lại.

Dùng giá trị J-statistic để kiểm định.

So sánh giá trị x (p-value của giá trị J-statistic) với mức ý nghĩa α (5%). Nếu x > α thì chấp nhận Ho. Ngược lại, bác bỏ Ho.

Kiểm tra với cả hai mơ hình có biến phụ thuộc ROA và ROE. Kết quả x = 0.999 đều rất lớn so với mức ý nghĩa α. Như vậy, có thể kết luận được là mơ hình định dạng đúng.

4.1.2.5. Kiểm tra tự tương quan

Dựa vào hệ số Durbin-Watson để đánh giá xem tự tương quan bậc 1 có xảy ra khơng (bậc 1 là bậc quan trọng nhất, nêu có tự tương quan bậc 1 thì các bậc sau đều mắc phải hiện tượng tự tương quan). Hệ số Durbin-Watson nếu nhỏ hơn 3 và lớn hơn 1 thì xem như khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình. Nhìn vào kết quả hồi quy ở phụ lục 6 và phụ lục 7, ta thấy hệ số Durbin – Watson của các mơ hình đều lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 (xem hệ số Durbin – Watson ở phụ lục 6 và 7, phần từ I đến VI) nên có thể kết luận mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)