CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu trúc HĐQT và hiệu quả hoạt động cơng ty gia đình cho thấy kết quả khác nhau tùy vào quốc gia và thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ
giữa cấu trúc HĐQT và hiệu quả hoạt động của cơng ty trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Do đó bài nghiên cứu dựa trên giả thuyết sau:
3.2.1. Giả thuyết 1
Qua tìm hiểu của tác giả về các nghiên cứu liên quan đến quy mô HĐQT cho thấy quy mô HĐQT lớn hơn trong hầu hết các trường hợp là tương quan ngược chiều với hiệu quả của công ty. Một HĐQT hiệu quả khơng phụ thuộc vào có bao nhiêu thành viên, mặc dù một số lượng tối thiểu thành viên với kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ là rất quan trọng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Nghiên
cứu hạn chế có sẵn về vấn đề này là cịn nhiều ý kiến trái chiều và do đó, nên ta có giả thiết đầu tiên như sau:
H1: Có mối tương quan ngược chiều giữa quy mô của hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các cơng ty gia đình.
3.2.2. Giả thuyết 2
Sự tách biệt của giám đốc và hội đồng quản trị như một phương thức giám sát đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số tránh khỏi việc thâu tóm của các thành viên gia đình. Tuy nhiên, việc chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành phải được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên và việc kiêm nhiệm này có thể có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động vì có ý kiến cho rằng việc đồng thời làm giám đốc/tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị sẽ có thể cải thiện các quyết định chiến lược, và nhiều khả năng vượt qua quán tính tổ chức. Hơn nữa, điều này có thể làm tăng khả năng ra quyết định bằng một nền tảng quyền lực và quyền kiểm soát rộng lớn hơn, và làm suy yếu sức mạnh tương đối của các nhóm lợi ích khác , do đó giả thuyết sau đây đã được hình thành:
H2: Có mối tương quan cùng chiều giữa tính kiêm nhiệm giữa vị trí giám đốc/tổng giám đốc của chủ tịch HĐQT và hiệu quả hoạt động trong các cơng ty gia đình.
3.2.3. Giả thuyết 3
Giám đốc độc lập sẽ giám sát tốt hơn và làm giảm bớt xung đột giữa các thành viên kiểm sốt gia đình và cổ đơng bên ngồi và dẫn đến hiệu quả hoạt động của cơng ty tốt hơn. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng khi tồn tại sự kiểm soát gia
đình trong các cơng ty sẽ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm và thay thế các giám đốc
độc lập có thể làm giảm hiệu quả giám sát của họ dẫn đến một tác động tiêu cực đến hoạt động công ty. Theo các tài liệu nghiên cứu trước đây, có nhiều bằng chứng liên quan đến các mối quan hệ giữa độc lập hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các cơng ty gia đình. Từ đó, ta đưa ra giả thuyết:
H3: Có mối tương quan ngược chiều giữa sự độc lập hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các cơng ty gia đình.
3.2.4. Giả thuyết 4
Hiện nay, thành viên nữ trong HĐQT là một vấn đề khá mới ở các nước
đang phát triển. Các thành viên nữ có thể cịn thiếu kinh nghiệm, tầm nhìn và các mối quan hệ bên ngoài so với các thành viên nam trong HĐQT. Quan điểm cạnh tranh thảo luận ở trên cho thấy rằng mối quan hệ giữa việc đa dạng giới tính (tỷ lệ thành viên nữ) và hiệu quả hoạt động trong các cơng ty gia đình là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm và do đó, nên ta đề xuất giả thuyết sau đây:
H4: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nữ vào hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động trong các cơng ty gia đình.
3.2.5. Giả thuyết 5
Sự thống trị của các thành viên gia đình có thể cản trở việc giám sát hoạt động của thành viên nước ngoài. Họ có thể khơng làm việc tốt như họ có thể làm trong các cơng ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Ngồi ra, giám sát của các thành viên nước ngồi như vậy có thể khơng cần thiết và tốn kém. Từ những nhận định trên, đề xuất giả thuyết sau đây:
H5: Có tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình.
Việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu xuất phát từ mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở này, tác giả lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp và mơ hình nghiên cứu.
Trong bài luận văn, tác giả kế thừa các nghiên cứu của Mohammad Badrul Muttakin và các cộng sự (2010) để xây dựng mơ hình nghiên cứu và các biến. Banglades là một nước nằm trong số những quốc gia mới nổi, và một vài điểm tương đồng với thị trường Việt Nam.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo các biến tương tác BS, BI, CD, FD, FRD để đo lường ảnh hưởng của cấu trúc HĐQT lên hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình và cơng ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Ngồi ra, bài nghiên cứu của Mohammad Badrul cịn có các biến kiểm sốt BO, LEV, FS, FA, GR, Risk, biến giả năm và biến giả ngành. Tuy nhiên, bài nghiên cứu khơng đưa vào mơ hình biến Risk do q trình thu thập dữ liệu gặp khó khăn (biến Risk được đo lường là độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày của cơng ty qua thời kì 12 tháng trước), do đó khơng thu thập được đầy đủ số liệu cho bài nghiên cứu.
Dữ liệu trong bài là dữ liệu bảng nên phương pháp được sử dụng trong bài là Pool OLS/FEM/REM.
Để so sánh phương pháp Pooled Regression và Fixed Effect Model, tác giả sử dụng kiểm định Likehood, giả thuyết Ho: mơ hình Pool regression là phù hợp. Giả thuyết H1: mơ hình Fixed Effect Model là phù hợp. Nếu kết quả hồi quy cho p- value <α thì bác bỏ giả thuyết Ho và ngược lại p-value>α thì chấp nhận giả thuyết Ho.
Để so sánh phương pháp Fixed Effect model và Random Effect model tác giả sử dụng kiểm định Hausman Test để chọn giữa hai phương pháp trên. Giả thuyết Ho: dùng mơ hình Random Effect Model sẽ thích hợp hơn. Nếu kết quả hồi quy cho p-value < α thì bác bỏ giả thuyết Ho và ngược lại p-value > α thì chấp nhận giả thuyết Ho.
Tuy nhiên, do mơ hình nghiên cứu của tác giả có đưa vào biến giả (biến giả ngành, biến giả năm..) để xác định hiệu quả hoạt động của công ty. Nên trong trường hợp này, bài nghiên cứu khơng thể chạy mơ hình tác động cố định (FEM).
Nghi ngờ mơ hình bị hiện tượng nội sinh, tác giả dùng kiểm định Hausman- test để kiểm tra biến nào bị nội sinh. Hồi quy các biến độc lập có khả năng bị nội sinh trong mơ hình theo các biến cơng cụ (biến có tương quan mạnh với biến bị nội sinh và khơng tương quan với phần dư). Sau đó, từ kết quả của mơ hình hồi quy này, lấy phần dư và hồi quy mơ hình với các biến ban đầu và biến phần dư vừa mới được tạo ra. Ta có giả thiết: Ho: Biến x khơng phải là biến nội sinh. Nếu kết quả hồi quy cho p-value < α thì bác bỏ giả thuyết Ho và ngược lại p-value > α thì chấp nhận giả thuyết Ho.
Từ kết quả hồi quy, dùng phương pháp kiểm định công cụ yếu (Wald-test) để kiểm tra các biến cơng cụ đưa vào mơ hình có là biến cơng cụ tốt hay không? Giả thuyết Ho: biến x là biến công cụ yếu. Nếu kết quả hồi quy cho p-value <α thì bác bỏ giả thuyết Ho và ngược lại p-value>α thì chấp nhận giả thuyết Ho.
Cuối cùng, tác giả dùng phương pháp 2SLS để chạy mơ hình. Xem xét mơ hình hồi quy đơn giản sau:
Y= α + βx + u
Với: y là biến phụ thuộc, x là biến độc lập, u là phần dư.
Nếu biến độc lập x và phần dư u tương quan với nhau (cov(x,u)≠0) thì có thể xảy ra hiện tượng nội sinh. Để giải quyết vấn đề, phương pháp 2SLS được sử dụng. Để tiến hành phương pháp trên, chúng ta cần xác định một hoặc hai biến công cụ cho x. Những biến công cụ được gọi z, phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
- z không tương quan với phần dư u.
- z phải tương quan với x.
(số lượng biến công cụ lớn hơn hoặc bằng số lượng biến bị nội sinh)
Ý tưởng của phương pháp 2SLS như sau: Giả sử y hồi quy theo x, x bị nội sinh và biến công cụ là z.
x =αo + α1z1 + e, tính x = αo + α1z1+…+ αkzk
- Hồi quy y theo x (ước lượng các phương trình ban đầu, trong đó các biến x ở vế phải được thay bằng các ước lượng của nó)
y= βo + β1x + u
Khi đó β1 là ước lượng vững thể hiện tác động của x đến y.
Từ kết quả hồi quy mơ hình theo phương pháp 2SLS, dùng kiểm định Sargan Test để kiểm định giả thuyết sau:
Ho: Mơ hình định dạng đúng H1: mơ hình cần kiểm tra lại J-statistic ~ χ2 (L-B)
Với L: số biến công cụ và B: số biến nội sinh
Nếu J-statistic > χ2 (L-B) (p-value < α): bác bỏ giả thuyết Ho. Ngược lại chấp nhận Ho.