Nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ lệ thành phần hội đồng quản trị độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

2.2.3. Nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ lệ thành phần hội đồng quản trị độc

trị độc lập và hiệu quả hoạt động

Thực nghiệm nghiên cứu về tác dụng của các thành viên HĐQT độc lập và hiệu quả công ty thường hiển thị kết quả hỗn hợp:

Theo những nghiên cứu trước đây về cơ cấu hội đồng quản trị đã đề cập đến sự độc lập của hội đồng quản trị và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của cơng ty (Agrawal và Knoeber năm 1996; Dahya và McConnell, 2005).

Bài nghiên cứu “Coporate Governance in banking: The role of the board of Directors” của Andres et al. (2005) sử dụng một mẫu của các ngân hàng thương mại quốc tế lớn để kiểm tra giả thuyết về tính đồng thời trong vai trị của hội đồng quản trị. Tác giả sử dụng một mơ hình kinh tế phù hợp (2SLS) để giải quyết các vấn đề nội sinh trong lý thuyết quản trị doanh nghiệp. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ hình chữ U ngược giữa hiệu suất hoạt động của ngân hàng và quy mô HĐQT, và giữa tỷ lệ giám đốc không điều hành và hiệu suất.

Lý thuyết này lập luận rằng một tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập cao hơn sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động của cơng ty tốt hơn vì nó làm giảm các xung đột lợi

ích giữa các cổ đơng kiểm sốt và cổ đông thiểu số và làm cho việc quản lý hiệu quả hơn thông qua sự giám sát tốt hơn.

Bài nghiên cứu “Board Composition: Balancing Family Influence in S&P 500 Firms” của Anderson & Reeb (2004) lại xem xét các cơ chế dùng để giới hạn quyền sở hữu tài sản công ty của các cổ đông lớn với mẫu là 500 công ty niêm yết trên S&P có quyền sở hữu thành lập gia đình. Phù hợp với lý thuyết, tác giả thấy rằng các công ty có giá trị nhất là những cơng ty trong đó giám đốc độc lập cân bằng với đại diện gia đình trong HĐQT. Ngược lại, trong các cơng ty có sự sở hữu gia đình có tương đối ít giám đốc độc lập, hiệu quả hoạt động thấp hơn những cơng ty khơng có sự sở hữu của gia đình. Kết quả cho thấy rằng các cơng ty gia đình thường tìm cách giảm thiểu sự hiện diện của giám đốc độc lập, trong khi các cổ đơng bên ngồi tìm kiếm đại diện giám đốc độc lập. Anderson và Reeb (2004) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sự độc lập của hội đồng quản trị và hoạt động của các cơng ty gia đình. Họ cho rằng thành viên hội đồng quản trị độc lập có thể giảm thiểu xung đột giữa các cổ đơng kiểm sốt và cổ đơng thiểu số thơng qua đó giám sát các hoạt động trong các cơng ty gia đình tốt hơn. Họ cũng cho rằng sự độc lập của thành viên hội đồng quản trị sẽ kiềm chế sự tham gia của họ trong các ban giám đốc và ngăn chặn các thành viên gia đình chiếm đoạt tài sản của các công ty thông qua bồi thường quá mức,cổ tức đặc biệt, hoặc bổng lộc khơng có cơ sở. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ngoài nước Mỹ, mặt khác, cho rằng hội đồng quản trị độc lập khơng có bất kỳ tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty gia đình.

Theo nghiên cứu của “Ownership Concentration, Firm Performance, and Dividend Policy in Hong Kong” của Chen et al. (2005) đã phân tích một mẫu của 412 công ty niêm yết ở Hồng Kông trong thời gian 1995-1998 để trả lời ba câu hỏi: Liệu rằng sở hữu gia đình tập trung có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty và giá trị của cơng ty hay khơng? Liệu nó có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức? Tác động của quản trị công ty về các vấn đề thanh khoản, giá trị và cổ tức là gì? Kết quả của tác giả

khơng cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu gia đình và lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngồi ra, tác giả tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa tính đồng thời của CEO và hiệu quả hoạt động (trong đó tính đồng thời của CEO là thường xảy ra trong các công ty gia đình kiểm sốt). Cuối cùng, các thành phần của hội đồng quản trị (tỷ lệ giám đốc không điều hành độc lập, hội đồng quản trị được bầu cử bên ngoài chiếm ưu thế, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán) hầu như không tác động đến hiệu suất công ty và chính sách cổ tức, đặc biệt là cho các cơng ty vốn hóa thị trường nhỏ.

Như vậy, trái ngược với những phát hiện của Anderson và Reeb (2004). Chen et al. (2005), Ibrahim và cộng sự (2011) thấy rằng hội đồng quản trị độc lập khơng có bất kỳ ý nghĩa ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơng ty gia đình. Họ cho rằng HĐQT độc lập đôi khi là không thực sự độc lập. Hơn nữa, số lượng các giám đốc độc lập có thể khơng đủ để giám sát hội đồng quản trị. Tỷ lệ giám đốc là thành viên gia đình so với giám đốc độc lập có thể là một khía cạnh quan trọng trong việc xác định khả năng của hội đồng quản trị để giám sát và bảo vệ cổ đơng thiểu số khỏi các thành viên gia đình.

Theo nghiên cứu của Setia-Atmaja et al. (2009), tác giả lựa chọn mẫu của các cơng ty gia đình người Úc cho thấy rằng độc lập hội đồng quản trị có liên quan tiêu cực với hoạt động cơng ty. Kết quả cho thấy các cơng ty gia đình sử dụng kiểm sốt tỷ lệ chia cổ tức cao hơn, mức nợ cao và có tỷ lệ độc lập của hội đồng quản trị thấp hơn so với các cơng ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Tỷ lệ giám đốc độc lập hiệu quả hơn trong việc kiểm soát xung đột giữa người chủ sở hữu và quản lý trong các công ty khơng có sự kiểm sốt gia đình. Tác giả cho rằng khi tồn tại sự kiểm sốt gia đình trong các cơng ty sẽ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm và thay thế các giám đốc độc lập có thể làm giảm hiệu quả giám sát của họ dẫn đến một tác động tiêu cực đến hoạt động cơng ty. Các cơng ty gia đình cung cấp một trường hợp thú vị để kiểm tra liệu các giám đốc độc lập đóng một vai trị quan trọng đối với hoạt động công ty hay không. Tuy

nhiên, thành viên kiểm sốt gia đình đơi khi chọn một người quen hoặc một người sẽ hành động theo ý mình làm một giám đốc độc lập (Uddin và Chowdhury, 2008), do đó làm giảm hiệu quả giám sát của giám đốc độc lập và dẫn đến hiệu quả hoạt động của công ty kém.

Nghiên cứu của Mohammad Badrul Muttakin cùng với cộng sự (2010) cũng tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ HĐQT độc lập với hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình ở Banglades. Điều này cho thấy rằng, gia đình ở Banglades có tầm ảnh hưởng quan trọng lên việc bổ nhiệm các giám đốc độc lập và giám đốc độc lập là không thực sự độc lập.

2.2.4. Nghiên cực sự độc lập.có tầm ảnh hưởng quan trọng lên việc bổ nhiệm các giám đốc độ

Trong nghiên cứu “Quản trị doanh nghiệp, sự đa dạng của HĐQT và hiệu quả công ty” mà Carter D.A và các cộng sự (2003) thực hiện trong khảo sát 637 công ty Fortune 1.000 (Bảng xếp hạng danh sách 1.000 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng doanh thu mỗi cơng ty). Sau khi kiểm sốt quy mơ, ngành nghề, và các phương pháp đo lường quản trị công ty khác, Carter D.A và các cộng sự đã tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ nữ trong HĐQT và giá trị doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu ”Women in the Boardroom and Their Impact on Governance and Performance” cuả Adam& Ferreira (2009) cho thấy rằng tỷ lệ nữ trong HĐQT có một tác động đáng kể vào hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động công ty. Trong một mẫu của các công ty tại Mỹ, tác giả cho thấy rằng các thành viên nữ có sự tham gia tốt hơn so với thành viên nam và thành viên nữ có nhiều khả năng tham gia các ủy ban giám sát. Tuy nhiên, hiệu quả trung bình của sự đa dạng giới tính trên hiệu quả hoạt động cơng ty lại mang tính tiêu cực. Kết quả cho thấy rằng sự đa dạng giới tính cho HĐQT có thể làm giảm giá trị công ty cho các công ty được quản lý tốt.

Nghiên cứu ”Women in management and Firm Financial Performance: An exploratory Study” cuả Shrader et al. (1997) tìm hiểu mối quan hệ của nữ giới trong

các vị trí quản lý với hoạt động tài chính cơng ty. Việc phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế cạnh tranh, cũng như các bên liên quan, tác giả đưa ra giả thuyết rằng các công ty sử dụng tỷ lệ phần trăm lớn hơn của các nhà quản lý phụ nữ tại các vị trí quản lý cấp trung, quản lý cấp cao, và hội đồng quản trị của các cấp sẽ có kinh nghiệm hoạt động tài chính tương đối tốt hơn. Kiểm tra dữ liệu từ Wall Street Journal cho 200 doanh nghiệp lớn, tác giả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tổng tỷ lệ phần trăm nữ quản lý của công ty và ROS, ROA, ROI và ROE.

Nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ nữ trong HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu cho rằng việc các thành viên nữ được bổ nhiệm có thể là dấu hiệu của sự suy thối cơng ty.

Bài nghiên cứu ”Nationality and Gender Diversity on Swiss Coporate Boards” của Ruigrok et al. (2007) có mẫu gồm 210 cơng ty được niêm yết ở Thụy Sĩ, tác giả phân tích đặc điểm của 1678 giám đốc trong năm 2003. Tác giả cho rằng tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT ngày càng được gắn kết tới việc quản trị công ty thơng qua mối quan hệ gia đình và họ hành động như một thành viên gia đình điều hành trong cơng ty gia đình. Sự hiện diện của họ có thể tạo động lực cho HĐQT và có thể cải thiện hoạt động công ty.

Nghiên cứu của Mohammad Badrul Muttakin cùng với cộng sự (2010) tìm thấy bằng chứng cho thấy sự đa dạng giới tính trong HĐQT của cơng ty gia đình ở Banglades làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

2.2.5. Nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ người nước ngoài trong HĐQT và hiệu quả hoạt đông công ty và hiệu quả hoạt đông công ty

Nghiên cứu “The impact of foreign board membership on firm value” của Oxelheim & Randoy (2003) xem xét các tác động của thành viên hội đồng quản trị người nước ngoài (Anh-Mỹ) về hoạt động của công ty trong việc đo lường giá trị công ty (theo Tobin’s Q). Trên cơ sở của các cơng ty có trụ sở tại Na Uy hay Thụy Điển

nghiên cứu cho thấy một giá trị cao hơn đáng kể cho các cơng ty có thành viên HĐQT là người nước ngoài (Anh- Mỹ).

Oxelheim và Randoy (2003) tìm thấy bằng chứng cho rằng các thành viên hội đồng quản trị nước ngồi có tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động công ty. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng tồn tại một thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị cho thấy hiệu quả hoạt động tốt hơn bởi sự cam kết giám sát doanh nghiệp và minh bạch trong thơng tin, nâng cao uy tín trong thị trường tài chính dẫn đến sự gia tăng giá trị cơng ty. Có ý kiến cho rằng các thành viên nước ngồi trong các cơng ty gia đình có thể mang lại kiến thức có giá trị. Họ có thể giúp cho hội đồng quản trị hoạt động hiệu quả hơn trong việc giám sát. Giám sát của họ có thể làm giảm bớt sự kiểm sốt của giám đốc gia đình để có thể bảo vệ lợi ích của chung cổ đơng. Do đó nó cũng có thể lập luận rằng các thành viên nước ngồi có thể làm cho hội đồng quản trị của một cơng ty gia đình hoạt động hiệu quả hơn và kết quả là dẫn đến một hiệu suất tốt hơn.

Mohammad Badrul Muttakin cùng với cộng sự (2010) tìm thấy bằng chứng cho rằng tỷ lệ thành viên nước ngồi có ảnh hưởng ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình. Kết quả này cho thấy, thành viên người nước ngồi có thể khơng cần thiết và tốn kém và được thay thế bằng các thành viên gia đình.

2.2.6. Mối tương quan giữa các đặc điểm của công ty với hiệu quả hoạt động động

2.2.6.1. Quy mô công ty

Theo paper “Management Ownership and Market Valuation: An Empirical Analysis” của Mork et al. (1988) nghiên cứu về quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của công ty (được đo lường bằng Tobin’s Q). Sử dụng dữ liệu năm 1980 của 500 công ty trên Fortune. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ cơng ty càng lớn thì cơng ty lại càng có ít cơ hội để phát triển hơn, nhất là đối với cơng ty gia đình (Morck et al.,1988) và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nó. Quy mơ cơng ty được tính là logarit của tổng tài sản của cơng ty (Yarmack, 1996).

2.2.6.2. Thời gian thành lập công ty

Bài nghiên cứu “The Determinants of Corporate Board size and Composition: An Empirical Analysis” của Bone et al. (2007) sử dụng dữ liệu gồm 1019 công ty từ năm 1988 -1992 và mơ tả tiến trình phát triển của cấu trúc sở hữu và HĐQT của cơng ty trong vịng 10 năm tới. Theo nghiên cứu của Bơne et al. (2007) thì nhiều vấn đề phức tạp tăng lên cùng với thời gian thành lập công ty.

Bài nghiên cứu “A Survey oh Coporate Governance” Shleifer&Vishny (1997) cho thấy rằng thời gian thành lập của một cơng ty gia đình càng lớn sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đối với hiệu quả hoạt động so với một cơng ty khơng phải là gia đình. Thời gian thành lập cơng ty được tính theo logarit của số năm từ khi thành lập công ty đến thời điểm thu thập dữ liệu (Anderson and Reeb, 2003).

2.2.6.3. Đòn bẩy, tăng trưởng, biến giả ngành, biến giả năm

Địn bẩy chính là sự kiểm sốt doanh nghiệp từ bên ngồi (Chen& Jaggi, 2000). Các chủ nợ sẽ chủ động giám sát cơ cấu vốn cơng ty để bảo vệ lợi ích riêng của họ (Hutchinson&Gul, 2004). Do đó, địn bẩy sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty thông qua sự giám sát của các chủ nợ.

Bài nghiên cứu “The Capital Structure Puzzle” của Myers, S. (1984) dự đoán một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và hiệu quả hoạt động của công ty đối với những công ty mà muốn được tài trợ cho các hoạt động của mình thơng qua lợi nhuận giữ lại chứ khơng phải là nợ (Myers, 1984).

Đòn bẩy rủi ro được đo lường bằng tỷ lệ giá trị số sách của tổng nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Agrawal and Knoeber, 1996; Anderson and Reeb, 2003).

Sự tăng trưởng của cơng ty được tính bằng cách lấy tỷ lệ tăng trưởng tài sản của công ty. Tốc độ tăng trưởng càng nhanh được nhận định là có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động của công ty.

Cuối cùng, bài nghiên cứu sử dụng biến giả năm và ngành cho các ngành sản xuất, dịch vụ, công nghệ thông tin, và các ngành khác.

2.2.7. Mối tương quan giữa kiểm sốt gia đình và hiệu quả hoạt động

Tiêu chí để xác định cơng ty gia đình theo nghiên cứu “Coporate Ownership

Around the world” của La Porta et al. (1999) lập luận rằng nắm giữ 20 phần trăm cổ

phần là đủđể có thể kiểm sốt hiệu quả cơng ty.

Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu khác trước đây cũng cho rằng 20 phần trăm cổ phần là đủđể xác định các cơng ty gia đình, định nghĩa về kiểm sốt gia đình được sử dụng bởi Mroczkowski & Tanewski (2004) trong nghiên cứu “The Relationship between Family Firms and Coporate Governance” như sau một gia đình kiểm sốt công ty là “một thực thểđiều khiển bởi một cá nhân trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với các thành viên gia đình gần”. Bao gồm dựa trên các tiêu chí sau: Sự tồn tại của một thành viên tham gia quản lý với hơn 20% cổ phần có quyền biểu quyết; cổ đông là giám đốc điều hành hoặc một thành viên chủ chốt của hội đồng quản trị (tức là chủ

tịch) và ít nhất một bên có liên quan khác là thành viên của hội đồng quản trị.

Vì vậy, có thểđịnh nghĩa cơng ty gia đình là một công ty mà một cá nhân, hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các thành viên gia đình, cấu trúc hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)