Khách hàng và nhà cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64 - 66)

1. 2.1 Quy mô vốn

2.3 Phân tích các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

2.3.1.4 Khách hàng và nhà cung cấp

Mặc cho các ngân hàng đua nhau “tung” các chiêu hạ lãi suất, thậm chí cho vay ở mức “chạm trần” nhằm thu hút khách hàng nhưng các doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Hiện nay Eximbank đang tung ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất 8%/năm, các gói cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp chỉ với lãi suất 6%/năm. Ngồi chính sách hỗ trợ lãi suất, Eximbank còn tham gia các chương trình tín dụng kết nối tại các địa bàn, tiếp tục mở rộng thêm đối tượng cho vay với lăi suất thấp nhưng vẫn rất kén khách hàng. Khó khăn nhất hiện nay của Eximbank là tìm ra được khách hàng doanh nghiệp tốt để có thể giải ngân vốn tín dụng. Thực tế cho thấy, có những doanh nghiệp khơng thể tiếp cận vốn vì đang phải loay hoay, vật lộn với những khoản nợ cũ, số khác lại khơng mấy mặn vì gặp khó trong kế hoạch kinh doanh do kinh tế suy giảm. Điều này đang tạo ra một nghịch lý trớ trêu, người đói vốn thì khơng thể vay hoặc khơng muốn vay, người thừa vốn lại khơng tìm được khách hàng.

Tìm khách hàng đã khó, giữ khách hàng lại càng khó hơn. Trên đường đua gắt gao này, Eximbank đang phải lao đao giữ chân từng khách hàng. Đã giành giật trong huy động vốn, các đối thủ cạnh tranh đang đẩy lãi suất cho vay xuống chạm đáy để lơi kéo khách hàng. Với chi phí chuyển đổi tại Eximbank thấp, khách hàng gần như khơng mất mát gì khi chuyển nguồn vốn và đảo nợ vay của mình ra khỏi ngân hàng này đến những ngân hàng khác. Do vậy, đối với Eximbank mà nói, khách hàng đóng một vai trị rất quan trọng và tạo một áp lực rất lớn.

Đối với nhóm nhà cung ứng các thiết bị văn phịng, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin thì sức mạnh mặc cả của nhóm này khá thấp. Hiện tại, Eximbank thường tự tìm đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp trong và ngồi nước, nên áp lực của những nhà cung cấp này là không đáng kể.

2.3.2 Tác động của các yếu tố vĩ mô

2.3.2.1 Môi trường kinh tế

Năm 2013 là năm thứ 6 Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mơ kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990.

- Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ năm 2008, kinh tế trong nước dần bị thu hẹp, năng sút sụt giảm, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, từ bình quân 7,9% giai đoạn 2002 - 2007 xuống còn 5,88% giai đoạn 2008 - 2011.

- Sang năm 2012, với hệ quả của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh. Từ quý II, nền kinh tế nước ta thể hiện càng rơ nét đặc điểm của “một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng khơng tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đơng” gây tắc nghẽn hệ tuần hồn, “sức khỏe” của nền kinh tế suy giảm nặng, niềm tin thị trường giảm sút. Cùng với đó, hệ thống NHTM lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm NHTM yếu kém. Đối với Eximbank, lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh, nợ quá hạn ngày một tăng nhanh và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính càng rõ nét.

- Năm 2013, Chính phủ đã chủ trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống NHTM đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho doanh nghệp trong một số lĩnh vực cơng nghiệp, xuất khẩu, nơng nghiệp…, nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng “thừa tiền, nhưng thiếu vốn”.

Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ, nền kinh tế Việt Nam trong năm qua cũng đã đạt được một số thành công:

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là 4,63%. Xuất khẩu bình quân tăng 22%/năm trong 3 năm

trở lại đây, nên cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế.

- Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng được kiểm sốt phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh. Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, tình trạng đơ-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên.

Với những con số phấn khởi này cho thấy, nền sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được những khó khăn, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Đây là cơ hội để Eximbank tiếp cận và giúp đỡ các doanh nghiệp vựt dậy, đưa ra các gói cho vay lãi suất thấp, phát triển các sản phẩm chiến lược tài trợ xuất nhập khẩu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

Bên cạnh đó, nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD, hoạt động của hệ thống ngân hàng được kiểm sốt và bảo đảm an tồn, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại, cổ phần hóa các NHTM nhà nước, ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo... Kết quả sức cạnh tranh của nhiều NHTM được nâng lên, giúp môi trường cạnh tranh trong ngành ngân hàng lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)