Xây dựng và phát triển thương hiệu của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 90 - 92)

1. 2.1 Quy mô vốn

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Xuất

3.2.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu của Eximbank

- Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu hiện tại trên thị trường. Đây là nội dung cần thiết trước vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển thương hiệu sau này và cũng giúp ích cho chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng.

- So sánh nhóm khách hàng của Eximbank với thị trường của ngân hàng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng để lựa chọn và phát triển thương hiệu một cách thích hợp nhất với mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì mới có cơ hội tồn tại. Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt, có nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của một ngân hàng với các ngân hàng khác có cùng đối tượng khách hàng. Trong thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, khách hàng chỉ chọn thương hiệu có thể đem lại các giá trị khác với các ngân hàng khác phù hợp với nhu cầu của mình.

- Xây dựng Sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của thương hiệu; thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu

tượng thương hiệu, cấu trúc thương hiệu,…; xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương hiệu nội bộ; xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát triển thương hiệu,… Điều này sẽ giúp nhất thể hóa được hình ảnh của ngân hàng bằng hệ thống nhận diện nhất định, mà hệ thống nhận diện đó thể hiện những giá trị cốt lõi của ngân hàng.

- Một thương hiệu mạnh khơng chỉ cần có chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt mà phải biết kết hợp với việc quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo trên truyền hình, trên các tạp chí tài chính và tiêu dùng. Nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng để góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của Eximbank. Cần duy trì hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hóa thể thao được đông đảo người dân quan tâm. Tuy nhiên, do bị khống chế về kinh phí dành cho quảng cáo, vì vậy Eximbank cần lựa chọn chiến lược quảng cáo thật khơn khéo, quảng cáo có trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu.

- Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm cơng tác về thương hiệu tại Eximbank cịn làm việc kiêm nhiệm, chức năng nhiệm vụ chưa được phân định rõ ràng, hơn nữa lại khơng được đào tạo bài bản, chính vì thế hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Do đó, để thương hiệu Eximbank ngày càng phát triển, Eximbank cần phải thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu gồm những cán bộ am hiểu về marketing ngân hàng, kiến thức thương hiệu, bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, đánh giá tác động của hoạt động quảng cáo đến tài sản thương hiệu, quản lý giám sát việc sử dụng thương hiệu, đề xuất những giải pháp nhằm pháp triển thương hiệu.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đến tất cả cán bộ nhân viên trong hệ thống về nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp để mọi người nâng cao ý thức cùng thực hiện, đồng thời có lịng tự hào về Eximbank, coi ngân hàng là ngơi nhà chung để vun đắp và có trách nhiệm với nó, phấn đấu xây dựng và đóng góp để Eximbank trở thành ngân hàng tốt nhất. Thực hiện tốt điều này sẽ làm nâng cao thương hiệu và hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng.

- Bên cạnh các hoạt động khuếch trương, quảng bá thương hiệu trên thị trường nội địa, Eximbank cần xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra khu vực và thế giới để chuẩn bị cho việc tham gia cạnh tranh và hội nhập vào hoạt động của thị trường tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)