Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 STB 98.474 141.799 140.137 151.282 160.170 MB 69.008 109.623 138.831 175.610 180.381 EIB 65.448 131.111 183.567 170.156 169.835 TCB 92.581 150.291 180.531 179.934 158.897 ACB 167.881 205.103 281.019 176.307 167.000
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP
Sang năm 2012, từ chạy đua tăng lãi suất huy động đến tăng trưởng tín dụng, dẫn tới nợ xấu, phạm vi hoạt động ngoại hối thu hẹp, thị trường vàng bị kiểm sốt chặt, rồi tình trạng sở hữu chéo, hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa có tiến triển nào đáng kể,… sức khỏe các NHTM trở thành nỗi lo của cả nền kinh tế. Đặc biệt, những biến động liên quan đến nhân sự tại ACB trong tháng 08/2012 đã dẫn đến sự cố rút tiền hàng loạt không chỉ ở ACB mà Eximbank cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Tổng tài sản của Eximbank có hướng giảm xuống; tuy vậy, Eximbank vẫn nằm trong Top 2 NHTMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam năm 2013. Ngược với xu hướng sụt giảm của Eximbank, Techcombank và ACB, tổng tài sản của MB tăng liên tục qua các năm, chiếm vị trí đầu bảng từ tay của Techcombank với tổng tài sản năm 2013 là 180.381 tỷ đồng.
Xét về chất lượng tài sản, tỷ trọng tài sản có sinh lợi/Tổng tài sản của Eximbank khá cao, bình quân trong giai đoạn 2009 - 2013 ở khoảng 88%. Do những biến cố xảy ra trong năm 2012 đã làm cho tỷ trọng này giảm xuống 85,8%; nhưng ngay sau đó Eximbank đã nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm đưa tỷ trọng này lên mức 92,5% vào cuối năm 2013. Tỷ lệ này cũng không chênh lệch nhiều so với các đối thủ cạnh tranh (bình quân giai đoạn 2009 - 2013 của MB là 90,1%, Techcombank 90,3%, Sacombank là 87,4% và
ACB 84,7%). Xét tỷ trọng cho vay/Tài sản có sinh lợi của Eximbank trong 5 năm qua cho thấy, tỷ trọng này bình qn chỉ dao động ở mức 52,2%, phần cịn lại là các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư giấy tờ có giá (73.529 tỷ đồng). Điều này cho thấy, với mục tiêu đưa chất lượng tín dụng lên hàng đầu, nâng cao các tiêu chí thẩm định, đánh giá khách hàng nên dư nợ cho vay của Eximbank chưa có sự bức phá so với các NHTM khác (dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 của Sacombank là 107.848 tỷ, ACB 107.000 tỷ và MB là 87.743 tỷ đồng). Nên ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của NHTM, Eximbank vẫn đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc tranh thủ các cơ hội của thị trường. Có thể kết luận, cơ cấu tài sản của Eximbank không phụ thuộc quá nhiều vào danh mục cho vay khách hàng, rủi ro danh mục tài sản của ngân hàng được đa dạng hóa khá tốt.