Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 STB 1.901 2.426 2.740 1.315 2.838 MB 1.505 2.288 2.625 3.090 3.022 EIB 1.533 2.378 4.056 2.851 828 TCB 2.253 2.744 4.221 1.018 878 ACB 2.838 3.102 4.203 1.042 1.035
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP
Đối với Eximbank, 2013 là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Dựa trên Bảng số liệu 2.5 cho thấy lợi nhuận trước thuế của Eximbank chỉ đạt 828 tỷ đồng thấp nhất so với 4 đối thủ cạnh tranh còn lại, chỉ chưa đến 1/3 so với con số 2.851 tỷ đồng của năm 2012. Trong đó, thu nhập từ cho vay, nhận tiền gửi của Eximbank giảm tới 45% so với năm 2012. Lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và vàng vốn là thế mạnh của Eximbank cũng lỗ tới hơn 113 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản nợ có khả năng mất vốn tăng 35% so với đầu năm. Từ đó, lĩnh vực tín dụng đã làm thâm thủng những khoản lợi nhuận khá lớn của Eximbank. Ông Nguyễn Quốc Hương - Tổng giám đốc Eximbank cho hay: “Năm 2013 Eximbank chỉ đạt được 828 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 26% kế hoạch là do: (1) Với chủ trương chia sẻ khó khăn với khách hàng thơng qua các gói sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi,
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, dẫn đến giảm thu nhập lãi thuần; (2) Eximbank phải tăng chi phí trích lập rủi ro tín dụng do một số khách hàng vay vốn gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay và tuân thủ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về trích lập dự phịng rủi ro; (3) Hạch tốn lỗ do đóng trạng thái vàng trong nửa đầu năm 2013 theo yêu cầu của NHNN qua Thông tư 22/2010/TT-NHNN và 11/2011/TT-NHNN.
ACB cũng có tình hình kinh doanh khơng mấy sáng sủa trong hai năm trở lại đây. Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2011 đạt 4.203 tỷ đồng, sang năm 2012 đạt 1.042 tỷ đồng và đến cuối năm 2013 cịn 1.034 tỷ đồng. Ngồi những khó khăn chung của khối ngành ngân hàng, ACB còn trải qua nhiều hỗn độn do việc xáo trộn nhân sự trong năm 2012 mà đến nay vẫn chưa có hồi kết. Cũng nằm trong nhóm NHTM cổ phần có quy mơ lớn hàng đầu, Techcombank cơng bố lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2013 là 878 tỷ đồng, giảm 13,7% so với năm 2012.
Ngược lại với Eximbank, Techcombank và ACB, MB và Sacombank lại có lợi nhuận khả quan trong hai năm trở lại đây. Theo số liệu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của MB đạt 3.090 tỷ đồng, cao nhất về giá trị tuyệt đối trong khối NHTMCP tư nhân. Sang năm 2013, MB vẫn tiếp tục dẫn đầu với lợi nhuận 3.022 tỷ đồng, trong khi quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu thấp hơn. Đồng thời MB cũng là một trong những ngân hàng có chỉ số hiệu quả kinh doanh tốt nhất với ROA đạt 1,28% và ROE đạt 16,3%. Đối với Sacombank, từ năm 2012 sang năm 2013, lợi nhuận đã tăng mạnh trở lại đạt 2.838 tỷ đồng, tăng 1.523 tỷ đồng so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời của Sacombank cũng nằm ở mức cao với ROA là 1,5% và ROE là 14,5%. Điều trái ngược này cho thấy mặc dù khó khăn chung nhưng MB và Sacombank vẫn duy trì hoạt động ổn định, an tồn và kiểm soát nợ xấu chặt chẽ.
Theo thống kê của NHNN, đến hết năm 2013, một số hệ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA, ROE của các ngân hàng cũng chưa được cải thiện, đều giảm so với năm 2012 khi chỉ đạt trung bình lần lượt 0,53% và 5,6%. Thì 2 hệ số này ở Eximbank chỉ ở 0,4% và 4,3%, thấp hơn so với mức trung bình ngành, thua xa so với Sacombank và MB. Xét từ năm 2009 đến năm 2011, nguồn vốn và lợi nhuận
8,20% 4,77% 16,31% 14,50% 4,30% ACB TCB MB STB EIB ROE 0,60% 0,29% 1,28% 1,50% 0,40% ACB TCB MB STB EIB ROA
của Eximbank tăng nhanh, do vậy chỉ số ROA và ROE cũng đạt ở mức cao, đỉnh điểm là năm 2011 với ROA, ROE lần lượt là 1,93%, 20,39%. Hai con số trên chứng tỏ khả năng sinh lời của Eximbank là rất tốt, khẳng định năng lực quản trị điều hành và hiệu quả sử dụng cao mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, nguồn vốn vẫn duy trì ổn định, lợi nhuận giảm mạnh nên ROA, ROE cũng trượt xuống nhanh và hiện đang thấp nhất trong Top 5 NHTMCP tư nhân. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Eximbank đang tụt lùi đáng kể, làm giảm sức thu hút với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP 2.2.1.5 Tính thanh khoản