1. 2.1 Quy mô vốn
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
2.2.2.1 Quản trị, điều hành ngân hàng và quản trị rủi ro
Công tác quản trị, điều hành
Giống như mơ hình của các ngân hàng TMCP khác, tại Eximbank quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà đại diện là Hội đồng quản trị (Phụ lục 1). Mọi hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đều thông qua Thường trực hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Hội đồng quản trị Eximbank đến cuối năm 2013 có 07 thành viên, bao gồm Chủ tịch, 03 phó Chủ tịch và 03 thành viên. Trong năm, Hội đồng Quản trị đã tổ chức 10 phiên họp và 11 lần lấy ý kiến bằng văn bản các thành viên Hội đồng Quản trị nhằm thảo luận và quyết định những vấn đề chiến lược liên quan đến hoạt động của Eximbank. Về phía Ban điều hành, những năm gần đây có nhiều sự thay đổi, mà đặc biệt là giữa năm 2013 đến nay, trong vòng 07 tháng Eximbank đã thay đổi 3 Tổng giám đốc. Hiện tại Ban điều hành bao gồm 1 Tổng Giám Đốc và 14 Phó tổng giám đốc, họ đều là những người có học vị cao, giàu kinh nghiệm quản lý và điều hành hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Những biến động nhân sự cấp cao vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của khách hàng, tâm lý của nhà đầu tư, môi trường làm việc của cán
bộ nhân viên cũng như kết quả kinh doanh của Eximbank. Việc thay đổi và tăng cường nhân sự cho bộ máy điều hành cuối năm 2013 là cần thiết nhằm phân vùng để quản lý chặt chẽ hơn và bổ sung thêm lực lượng để tiếp tục tái cơ cấu ngân hàng.
Nhằm thích ứng với khó khăn chung của nền kinh tế và những tồn đọng trong ngành ngân hàng, Ban quản trị và điều hành của Eximbank đã chủ động chuyển đổi mơ hình kinh doanh cho phù hợp như: tái cấu trúc mơ hình tổ chức từ Hội sở đến chi nhánh, tinh gọn bộ máy hoạt động, giảm chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận; xây dựng các mơ hình kinh doanh tập trung mới như Trung tâm thẩm định giá, Trung tâm kinh doanh thẻ, Trung tâm bán lẻ, Trung tâm xử lý nợ, Trung tâm kinh doanh vàng,… nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng có hiệu quả đi đơi với quản lý chặt chẽ chất lượng tín dụng; cũng cố và nâng cấp chất lượng hoạt động của các Phòng giao dịch nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần,…
Chuyển sang mơ hình tổ chức hiện đại cùng với những nhân tố mới trong Ban quản trị và điều hành sẽ giúp vựt dậy và làm mới Eximbank sau những bước lùi những năm vừa qua.
Công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Cơng tác kiểm tra kiểm soát nội nội bộ là hoạt động thường xuyên và liên tục của mỗi ngân hàng, với mục đích hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra nhằm tránh gây thất thoát về tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bền vững bắt buộc duy trì một hệ thống kiểm sốt nội bộ hiệu quả. Đây cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của Eximbank.
Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của Eximbank được cài đặt ngay trong quy trình nghiệp vụ. Mơ hình 3 bộ phận tạo thành những chốt chặn, kiểm sốt cơng việc của nhau nhằm phát hiện những sai sót trong lúc tác nghiệp của nhân viên trong tồn hệ thống. Các chốt chặn bắt buộc phải thực hiện ở những bộ phận nghiệp vụ rủi ro cao như nghiệp vụ tín dụng, ngân quỹ, thu chi tiền mặt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng,… kết hợp với các hệ thống quy định nội bộ đã hình thành nên hệ thống kiểm sốt nội bộ trong quy trình nghiệp vụ.
Ngoài ra, Eximbank thành lập 2 bộ phận kiểm sốt nội bộ ngồi quy trình là Ban Kiểm tốn nội bộ trực thuộc Ban Kiểm sốt và Phịng Kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc. Hai bộ phận này là một phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Eximbank, giúp Eximbank quản lý tốt các rủi ro phát sinh. Trong đó, Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ được phân bố đến từng chi nhánh, phịng giao dịch trong tồn hệ thống; nhằm kiểm tra trước và kiểm tra sau đối với nghiệp vụ tín dụng, kế tốn, thẻ, thanh tốn quốc tế; giám sát hoạt động kinh doanh tiền tệ, kinh doanh vàng, tình hình nhân sự và hoạt động trên từng điểm giao dịch. Song song đó, Ban kiểm tốn nội bộ có nhiệm vụ kiểm tốn định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện những lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ, cảnh báo những rủi ro gây tổn thất tài sản có thể xảy ra, đưa ra những khuyến nghị giúp cải cách, chỉnh sửa quy trình ngày càng phù hợp và hồn thiện hơn.
Nhìn chung, hệ thống kiểm soát nội bộ của Eximbank được đánh giá là khá chặt chẽ. Triển khai từ năm 2011, Eximbank đã ngăn chặn được rất nhiều rủi ro tiềm ẩn và phát sinh trong các nghiệp vụ, đảm bảo được chất lượng tín dụng và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.
Quản trị rủi ro
Eximbank luôn thực hiện công tác quản trị rủi ro trên nguyên tắc cẩn trọng, đảm bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận và an toàn đối với hoạt động kinh doanh. Năm vừa qua, Eximbank tiếp tục xây dựng và hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro ở tất cả các cấp độ quản lý từ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đến Ban điều hành và các khối nhằm phù hợp với quy mô và định hướng kinh doanh. Hiện nay, Eximbank đã thực hiện tách bạch chức năng quản lý rủi ro thông qua Khối Giám sát hoạt động với 3 phịng: Phịng QLRR Tín dụng, Phịng QLRR thị trường và Phòng QLRR hoạt động. Việc tách bạch này đã đảm bảo mơ hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và theo tư vấn của đối tác chiến lược SMBC.
Trong năm 2012 điều kiện kinh tế khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, Eximbank đã thực hiện tập trung hóa cơng tác tín dụng về Hội sở để đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ cơng tác cấp tín dụng. Việc tập trung hóa hoạt động tín dụng về Hội sở
được thực hiện thông qua: Công tác thẩm định, phê duyệt tập trung tại Hội sở đối với các khoản vay có mức độ rủi ro cao, các khoản vay khơng có tài sản bảo đảm, các khoản vay thuộc lĩnh vực, ngành nghề Eximbank hạn chế cấp tín dụng; cơng tác thẩm định giá tài sản độc lập, đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên; hoạt động kiểm tra kiểm sốt nội bộ từng hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân.
Eximbank tiếp tục tăng cường hoàn thiện khung quản lý rủi ro thanh khoản, quy định rõ ràng nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo nhận diện, đo lường và kiểm soát hiệu quả rủi ro thanh khoản. Ngân hàng triển khai hệ thống quản lý vốn nội bộ tập trung (FTP) và sử dụng hệ thống phân tích, cảnh báo và báo cáo rủi ro thanh khoản nhằm quản lý tốt thanh khoản (thông qua việc đo lường thanh khoản của bảng cân đối, đo lường trạng thái vốn tiền mặt, đo lường chênh lệch kỳ hạn thanh khoản, phân tích các hệ số thanh khoản) phục vụ cho việc ban hành các hạn mức cụ thể và đưa ra các quyết định phù hợp.
Thực hiện công tác tự đánh giá rủi ro hoạt động: xây dựng và triển khai các kịch bản đánh giá rủi ro hoạt động để đo lường và đánh giá rủi ro. Rà soát các quy trình, quy định và các sản phẩm mới để xác định các chốt (điểm) rủi ro. Đánh giá hiệu quả của các chốt rủi ro thông qua các báo cáo kiểm tra, giám sát; phân tích mức độ ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động thông qua rà soát, ghi nhận các lỗi tác nghiệp, rà soát và xây dựng hệ thống bảo mật công nghệ thông tin liên quan đến hoạt động, xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh liên tục.
Bên cạnh những thành tích đã thực hiện, cơng tác quản trị điều hành và quản trị rủi ro của Eximbank còn một số điểm cần lưu ý:
- Thứ nhất, Eximbank chưa xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tổng thể. Các loại rủi ro được đo lường riêng, quản lý tách biệt mà chưa có sự liên kết, đưa ra cái nhìn tổng quan về cấu trúc rủi ro của ngân hàng.
- Thứ hai, quản lý rủi ro hoạt động ở Eximbank mới dừng lại ở việc báo cáo số lần phát sinh lỗi sai sót trong tác nghiệp, mà chưa nghiên cứu triển khai các công cụ quan trọng khác để xác định và đánh giá rủi ro hoạt động (các chỉ số đo lường, phân tích kịch bản, kiểm định khủng hoảng, tính tốn vốn dự phịng rủi ro,…).
- Thứ ba, quản lý rủi ro thị trường chủ yếu thực hiện các báo cáo phân tích mà nhìn chung chưa đi sâu vào công tác điều hành, mô phỏng và dự báo.
2.2.2.2 Chất lượng nhân viên
Trải qua năm 2013 với nhiều biến động, số lượng nhân viên và thu nhập của nhiều ngân hàng đã có sự thay đổi so với năm trước.
Đơn vị tính: người
Đồ thị 2.6: Số lượng nhân sự của Eximbank và một số NHTMCP
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP
Tại thời điểm cuối năm, tổng số nhân sự của Eximbank và công ty con là 5.362 người, giảm 438 nhân sự so với đầu năm. Trong đó, 9 tháng đầu năm Eximbank giảm 102 nhân sự và chỉ trong 3 tháng cuối năm đã cho nghỉ việc đến 336 người. Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch nhà băng này cũng đã lên tiếng thừa nhận ngân hàng đang thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự do hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn. Sau đợt cắt giảm này, số lượng nhân sự tại Eximbank chỉ bằng một nửa so với Sacombank (10.710 nhân viên), tụt xuống sau MB (5.650 nhân sự) và đang đứng cuối danh sách. Mặc dầu việc giảm nhân sự sẽ giúp ngân hàng giảm bớt chi phí hoạt động, nhưng điều này lại có tác động nghịch một khi lượng nhân viên hiện tại không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đòi hỏi tăng trưởng tín dụng của Ban lãnh đạo. Nhận thấy được vấn đề trên, cùng với mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sang đầu năm 2014, Eximbank đã sốt sắng thông báo tuyển dụng đến 550 chuyên vấn khách hàng trên nhiều diễn đàn và các EIB - 5,362 STB - 10,710 MB - 5,650 TCB - 7,290 ACB - 8,791 0 3,000 6,000 9,000 12,000 2009 2010 2011 2012 2013
phương tiện thơng tin đại chúng. Ngồi ra, Eximbank cịn tuyển thêm một số vị trí khác như lãnh đạo phịng giao dịch, trưởng phòng dịch vụ khách hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng, cán bộ kinh doanh,… Hầu hết các vị trí tuyển dụng của Eximbank đều liên quan đến khách hàng. Đây là điều kiện cần để đáp ứng sự phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới.
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Xét về cơ cấu nhân sự, đội ngũ cán bộ nhân viên của Eximbank phần lớn ở độ tuổi trẻ (chiếm tỷ trọng 80%), có bản lĩnh nghề nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ đầy đủ, ln tâm huyết với nghề nghiệp. Sức trẻ, tính năng động, sự sáng tạo và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên Eximbank là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Eximbank trong tương lai. Với 76% nhân viên có bằng đại học và sau đại học, chất lượng nhân sự được kiểm soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Đối với Eximbank, nâng cao chất lượng nhân sự được coi là giải pháp then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh của một nhà băng, do vậy, tính riêng trong năm vừa qua ngân hàng này đã tổ chức 104 lớp đào tạo với 6.496 lượt học viên. Eximbank luôn chú trọng đến việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và áp dụng các chế độ đãi ngộ để quản lý và phát triển nguồn nhân lực.
5%
71%
5% 5%
14%
Trên Đại học Đại học
Cao đẳng Trung cấp PTTH trở xuống 80% 18% 2% Tuổi từ 18 - 35 Tuổi từ 36 - 50 Tuổi trên 50
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về nhân sự của Eximbank và một số NHTMCP
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Chi phí nhân viên Thu nhập bình quân 1 nhân viên/tháng
Lợi nhuận tạo ra của 1 nhân viên/tháng 2013 2012 2013 2012 2013 2012 EIB 944.116 1.119.370 14,7 16,1 12,9 41,0 STB 2.114.469 1.980.258 16,5 16,0 22,1 10,7 MB 1.267.500 1.309.175 18,7 20,9 44,6 49,3 TCB 1.385.789 1388.235 15,8 16,1 10,0 11,8 ACB 1.486.101 1.800.869 14,1 15,2 9,80 8,80
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP
Xu hướng chung, các ngân hàng đều có lợi nhuận giảm sút, vì vậy quỹ lương dành cho nhân viên cũng bị cắt giảm so với trước, dẫn đến thu nhập nhân viên giảm. Năm qua, chi phí dành cho cán bộ công nhân viên của Eximbank là 944.116 triệu đồng, chỉ bằng 88,8% so với năm 2012. Đây là lần đầu tiên Eximbank giảm lương 2 lần trong một năm; do vậy, thu nhập bình quân của mỗi nhân viên giảm còn khoảng 14,7 triệu đồng/tháng, thấp hơn so với Sacombank, Techcombank và MB. Các chế độ khuyến khích nhân viên như du lịch, tiền thưởng các dịp lễ cũng bị cắt giảm.
Theo biến động nhân sự cũng như kết quả kinh doanh, năng suất lao động bình quân của nhân viên tại các ngân hàng cũng có thay đổi nhất định. Năng suất lao động nhân viên Eximbank giảm mạnh, chỉ bằng một nữa so với năng suất nhân viên MB. Mỗi nhân viên MB mỗi tháng kiếm được hơn 44,6 triệu đồng lợi nhuận trước thuế cho ngân hàng, mỗi nhân viên Sacombank tạo ra được trên 22,1 triệu đồng lợi nhuận, trong khi đó mỗi nhân viên Eximbank chỉ tạo ra được 12,9 triệu đồng. Qua đây cho thấy, số lượng nhân sự, thu nhập cũng như năng suất lao động của nhân viên Eximbank chưa thực sự cạnh tranh được như các đối thủ cạnh tranh.
2.2.2.3 Năng lực công nghệ
Theo nhận xét của hãng nghiên cứu hàng đầu thế giới Gartner: “Khoảng cách giữa kinh doanh và công nghệ sẽ tiến tới bằng 0, bởi vậy những ngân hàng nào tập trung đầu tư cho công nghệ và tận dụng được sức mạnh đó để cải thiện hoạt động sẽ
có lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt”. Tuy nhiên, tâm lý e ngại tốn kém và thay đổi khiến cho nhiều ngân hàng Việt Nam chậm chân trong việc nắm bắt xu hướng đầu tư cho công nghệ và tận dụng sức mạnh của chúng để đem đến những trải nghiệm mới và tiện ích cho khách hàng.
Một trong những ngân hàng được các tổ chức quốc tế đánh giá có tầm nhìn xa và đi tiên phong với các xu hướng công nghệ mới nhất là Techcombank. Ngân sách đầu tư trung bình hàng năm của ngân hàng này vào công nghệ mới lên đến 15 triệu USD. Nhờ vào công nghệ, Techcombank liên tục cải tiến cũng như đưa ra các sản phẩm mới, từ các sản phẩm và tính năng trên các kênh điện tử như Ngân hàng điện tử, ATM, sản phẩm trên điện thoại di động,... Theo xu hướng cạnh tranh mới, Sacombank, MB và ACB cũng đã bước chân vào đường đua công nghệ ngân hàng. Số lượng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, trang thiết bị tại các ngân hàng ngày càng mang tính cơng nghệ cao. Đối với hệ thống core banking, Techcombank, MB và Sacombank đang sử dụng hệ thống T24 của tập đồn Temenos (Thụy Sỹ). Đó là hệ thống được thiết kế tốt, có khả năng số hóa cao, có nhiều tính năng tiên tiến, tốc độ nhanh, qua đó giúp ngân hàng tăng cao hiệu suất giao dịch.
Là ngân hàng chạy sau trên đường đua công nghệ, các sản phẩm dịch vụ của Eximbank mang tính ứng dụng công nghệ chưa cao, hệ thống Korebanking không cịn phù hợp với quy mơ và tốc độ phát triển của ngân hàng, trang thiết bị chưa được thay đổi kịp thời so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy, năng lực cơng nghệ của Eximbank chưa mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ trong ngành.