Một số tác phẩm thính phòng.

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 147)

Trong tác phẩm viết cho piano với tiêu đề “Khúc hát ru” nhạc sỹ Ngô Sỹ Hiển đã sử dụng điệu thức năm âm đúng dạng 1 với âm chủ là âm Sol để cấu trúc chủ đề (g-a-h-d-e). Khi phát triển và tái hiện ông vẫn sử dụng điệu thức năm âm đúng dạng 1 nhưng trên âm chủ là nốt mi giáng (es-f-g-b-c).

VD 218

Nhạc sỹ Nguyễn Đình Lượng, trong bản Prelude số 1 viết cho piano, đã xây dựng chủ đề trên điệu thức năm âm dạng 5 (e-g-a-h-d). Khi phát triển nhạc sỹ vẫn dùng điệu thức năm âm dạng 5 nhưng trên một chủ âm khác (h-d-e-f#-a) và khi tái hiện lại quay về điệu thức ban đầu.

VD 219:

Trong tác phẩm “Trở về đất mẹ” viết cho đàn Cello và piano, nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương lại xây dựng chủ đề trên điệu thức năm âm đúng dạng 1 với âm chủ là Fa.

VD220:

Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm “Hứng dừa” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Nam.

VD221

Lối xây dựng chủ đề trên điệu thức năm âm đúng dạng 5 (g-b-c-d-f) chúng tôi thấy xuất hiện trong bản Tam tấu “Kể truyện Sông Hồng” viết cho Violon - cello và piano của nhạc sỹ Huy Du, đoạn “Tiếng hát đò đưa”.

VD 222:

Andante Catabile

Điệu thức Oán là nét đặc trưng trong dân ca Nam Bộ, nhạc sỹ Đôn Truyền đã sử dụng điệu thức Oán 2 để xây dựng chủ đề trong bản Fuga (d-f#-g-a-h).

Sử dụng chất liệu bài Trống cơm – dân ca Quan họ để cấu trúc chủ đề chương I trong bản sonatine của nhạc sỹ Nguyễn Thị Nhung trên điệu thức năm âm đúng dạng 4.

VD 224:

Cũng trong thể loại Sonatine viết cho đàn piano, nhạc sỹ Lê Yên đã kết hợp theo kiểu đan xen điệu thức năm âm dạng 4 (f-g-b-c-d) với điệu thức năm âm dạng 1 (f-g-a-c-d) trong cấu trúc chủ đề.

VD 225:

Với thủ pháp đan xen điệu thức trong cấu trúc chủ đề của phần B hình thức đoạn nhạc gồm hai câu, nhạc sỹ Ca Lê Thuần đã sử dụng đan xen điệu thức Oán 4 với điệu thức năm âm dạng 5 trong tác phẩm “Quê hương tôi trong máu lửa” viết cho đàn piano : a-c-d-e-f và a-c-d-e-g. Câu 1 tính chất trữ tình, bi thương. Câu 2 là giai điệu du dương như câu hò sông nước.

VD 226 :

Trong tác phẩm “Chủ đề và biến tấu” viết cho đàn piano, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đã sử dụng hai điệu thức năm âm dạng 5 khác nhau ở phần tay phải và tay trái đã tạo ra một màu sắc mới lạ (a-c-d-e-g-tay phải) và (es-ges-as-b-des…des tay trái).

VD 227 :

Trong bản Fuga của nhạc sỹ Nguyễn Đình Hùng viết cho piano, chủ đề bắt đầu được xây dựng trên điệu thức năm âm dạng 2 (g-a-c-d-f) sau đó lại kết thúc trên điệu thức năm âm dạng 5 (g-b-c-d-f).

VD 228:

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)