Nhật bản, Triều tiên, Indonesia và các quốc gia Châ uÁ khác.

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 28)

“ Khác với lối thiên về tư duy thần bí trong truyền thống văn hoá của Ấn Độ hoặc lối tư duy thiên về hành động và thực tiễn trong văn hoá nghệ thuật Trung Hoa. Người Nhật Bản đã thể hiện ở mức độ cao nhất “ tín ngưỡng”: tôn thờ cái đẹp, cái đẹp là tiêu chí, là chuẩn mực trong cuộc sống từ bao đời nay. Từ chữ viết, áo quần, uống trà, cắm hoa, đốt hương đều phải đẹp, cho đến ăn uống cũng thế … là những nghi thức tín ngưỡng của cái đẹp ấy. Tuy nó không có những tên gọi chính thức nhưng lại thấm sâu vào tâm tưởng, dòng máu của người Nhật Bản ở bất kỳ tôn giáo nào” [24,tr.6].

Theo chúng tôi, tất cả những yếu tố trên đã được thể hiện rõ trong âm nhạc Nhật Bản như: nhã nhạc cung đình Gagaku, nghệ thuật biểu diễn loại Tiêu đặc biệt mang phong cách Nhật Bản hay phong cách diễn tấu đàn Koto mà hệ thống thang âm điệu thức trong âm nhạc Nhật Bản nói lên điều này. Trước hết, chúng tôi xin giới thiệu công trình: “Âm nhc Gagaku Nht Bn” do nhà xuất bản Matxcova-

năm 1975 của nhà nghiên cứu Xixayri có trình bày một hệ thống thang âm rất phức tạp và đa dạng đã sử dụng trong nhã nhạc Gagaku của Nhật Bản từ bao thế kỷ nay,

đó là sáu thang âm đặc biệt như: Itikosy, Kozo, Taixikito, Khozo, Banxikito và Oxikito. Và một công trình khác của nhà nghiên cứu Xando-Xotaro với nhan đề:

“Lch s âm nhc Nht Bn c xưa” - nhà xuất bản Tokyo năm 1935 đã giới thiệu

năm loại điệu thức năm âm của Nhật Bản có sự khác biệt so với Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam.

Điệu thứ năm âm thứ nhất (loại 1)

Điệu thứ năm âm thứ hai (loại 2)

Điệu thứ năm âm thứ ba (loại 3)

Điệu thứ năm âm thứ tư (loại 4)

Điệu thứ năm âm thứ 5 (loại 5)

Ngoài ra trong công trình: “Nghiên cứu âm nhc Triu Tiên” - nhà xuất bản

Xêun - 1957, tác giả Lykhegu đã giới thiệu hai điệu thức cơ bản dùng trong Nhã nhạc cung đình của Triều Tiên là:

(giống điệu Bắc của Việt Nam và điệu Trủy của Trung Hoa) và

Đồng thời nhà nghiên cứu Lykhegu còn đưa ra hai điệu thức sử dụng phổ biến trong âm nhạc dân gian của Triều Tiên như:

(giống điệu Cung của Trung Hoa) và

(giống điệu Thương của Trung Hoa).

Trong âm nhạc Indonesia, ngoài loại điệu thức năm âm có nửa cung, chúng tôi còn thấy có loại điệu thức năm âm theo kiểu bình quân (slendro). Ngoài ra ở Giava và BaLi ( indonesia) còn có loại thang âm bảy âm được gọi là Pelog, nó có nhiều biến thể với những tên gọi khác nhau như: Nem, Gulu, Penunggul, Lima, Barang, Penung, Dada, Gulalit…

Những thang âm trên có thể so sánh với một số thang âm phổ biến trong âm nhạc của những quốc gia phương Đông như: Raga ( Ấn Độ), Makam (Ả Rập), Makom (Udơbêkistan), Mygam (Adecbaidan), Mykam (Kadacxtan).

Thông qua các công trình của:

- M.P.Bukofzer: “Tiến trình lch s h thng thang âm GiaVa” - 1939.

- M.Hood: “Thang âm ngũ cung trong âm nhc Indonesia” ( trong tập âm

nhạc Java) Giacacta 1954.

Qua việc so sánh những điệu thức năm âm trong âm nhạc của một số quốc gia phương Đông như: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Indonesia, Ả Rập, Adecbaidan v.v.. chúng tôi nhận thấy rất rõ sự phong phú và đa dạng của loại điệu thức này.

Trong số những quốc gia sử dụng những điệu thức năm âm ở các thể loại dân ca, dân nhạc và dân vũ đều có những nét tương đồng và khác biệt. Sự khác biệt này không chỉ do tên gọi mà là bản sắc độc đáo trong nền âm

nhạc của mỗi quốc gia mang đến trong xu thế ngày càng phát triển. Việc sử dụng những điệu thức năm âm trong thực tiễn nghệ thuật của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào truyền thống văn hoá dân tộc, vào thể loại âm nhạc như dân gian, âm nhạc cung đình, âm nhạc tín ngưỡng tôn giáo. Ở mỗi quốc gia phương Đông, sự phát triển dù có mức độ phức tạp đến đâu chăng nữa thì họ vẫn lấy cơ sở của điệu thức năm âm làm nền tảng, các biến âm, sự bổ sung hàng âm hay những điệu thức mới gọi là hiện đại sẽ là những nhân tố làm phong phú cho sắc thái âm nhạc bản địa để cùng tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập.

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)