TRỤC ÂM VÀ NHỮNG ÂM KẾT TRONG CẤU TRÚC LÀN ĐIỆU 2.1 Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 41 - 42)

2.1. Cơ sở lý luận

Trong bất kỳ một làn điệu dân ca dù ở thể loại nào đi chăng nữa thì vấn đề trục âm vẫn là một trong những nhân tố quan trọng, nó được coi là cái khung cơ bản, là điểm tựa cho các âm của làn điệu luân chuyển xung quanh nó trong quá trình phát triển giai điệu. Cơ sở để xác định trục âm trong cấu trúc làn điệu dân ca người Việt dựa trên nguyên lý vận động của các âm thanh trong quá trình phát triển làn điệu, mà trong hệ thống các âm thanh này bao giờ cũng có một hoặc hai âm cơ bản đóng vai trò là âm tựa, tạo thành trục âm, các âm khác trong hệ thống sẽ có sự phụ thuộc vào trục âm đó. Ngoài âm cơ bản đóng vai trò là âm tựa còn có một hoặc vài âm khác tạo thành trục điệu thức.

Như vậy, để có cơ sở nghiên cứu về điệu thức năm âm trong dân ca người Việt, ở chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề trục âm và các âm kết trong cấu trúc làn điệu, qua đó sẽ có cơ sở để xác định các dạng điệu thức năm âm thường thấy trong dân ca người Việt ở các thể loại và các vùng miền.

Những khái niệm về “trục âm” cũng như về “âm tựa”, “âm ổn định” và “âm không ổn định” … đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về Âm nhạc học trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu như trong các sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy âm nhạc ở các Nhạc viện, các cơ sở đào tạo âm nhạc... Đó là những khái niệm đã được khẳng định và là những khái niệm cơ bản về kiến thức Âm nhạc học mà những người làm công tác âm nhạc đều biết, vì vậy trong chương II này, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về những khái niệm đã nêu trên, coi đó là những kiến thức cơ bản để tiếp tục khai thác, mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.

Một phần của tài liệu điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)