Trong số 70 bài dân ca người Việt ở điệu thức năm âm đúng, chúng tôi phân loại được 18 bài viết ở dạng 2, chiếm tỷ lệ 25,71%. Đó là các bài “Đêm hôm rằm”- Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Phl, bài 8) được ghi âm ở điệu Re- dạng 2, nhà sưu tầm và ghi âm Nguyễn Ngọc Oánh đã ghi lại bài này với rất nhiều âm “luyến”, “láy”, tuy nhiên người ta vẫn có thể xác định được trục âm của bài là: D-A-D
Cùng với trục âm và chủ âm Re như trên, ta có thể tham khảo thêm ở các bài “Duyên rằng”(Phl, bài 51)- Dân ca Việt Trì, bài “Ví phường cấy”(Phl, bài 67)- Dân ca Hà Tĩnh, bài “Ví đò đưa nước ngược” (Phl, bài 68) dân ca Hà Tĩnh, bài “lý cây bông” (Phl, bài 114)- Dân ca Nam Bộ.
Trục âm quãng 4 (A-D), kết ở âm Re (ổn định), các phách mạnh ở đầu mỗi ô nhịp đều dừng lại ở 2 âm tựa của điệu thức, đó là âm Re (chủ - ổn định) và âm La (Át – nửa ổn định).
Trục âm của bài này là D-A-D, tuy nhiên kết bài là ở âm La (âm nửa ổn định)
Trục âm là A- D-A, kết ở âm Re ổn định khác với 5 bài ở trên. Bài dân ca “Trống quân” – Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Phl, bài 16) có cấu trúc điệu thức năm âm dạng 2 trên trục âm D-G-D, kết bài ở âm Sol – là âm ổn định của điệu thức. Bài dân ca này có tiết tấu hơi nhanh, sinh động.
Lại có tiết tấu chậm, tự do, giai điệu tiến hành với các quãng nhảy xa (quãng 7, quãng 8) gần với thể loại Hát nói
Bài “Hò cưa Gỗ” ( Phl, bài 74)- Dân ca Trung Bộ là thể loại Hò miền Trung có giai điệu chắc, khỏe. Cả bài gồm các câu hò và xô trên các âm tựa của trục âm nhưng kết luôn trở về chủ âm Sol. Cách tiến hành giai điệu của bài này có nhiều nét tương đồng với bài Trống quân – dân ca Quan họ.
Cũng trong các bài dân ca miền Trung, ta có thể gặp bài “Ru con” – dân ca Thừa Thiên (Phl, bài 90) có chung trục âm và chủ âm với các bài “Trống quân”, “Hát Phú”, “Hò cưa gỗ”, bài này do Đào Việt Hưng ghi âm ở tiết tấu tự do, với tính chất ngâm ngợi, trong bài có nhiều âm “láy” quãng ba và quãng bốn.
Chúng ta có thể tham khảo thêm hai bài dân ca Nam bộ nữa cũng ở điệu thức dạng hai với chủ âm Sol là các bài “Lý đòn sóc” (Phl, bài 103) và “Lý con sam” (Phl, bài 107).
Các bài dân ca mà chúng tôi tiếp cận được ở dạng 2 với chủ âm là âm La gồm có bài “Tay đeo nhẫn bạc” (Phl, bài 27) – dân ca Hải Dương, tuy nhiên bài này lại kết ở âm không ổn định (Rê – âm quãng 4 trên âm chủ).
Dân ca Thanh hóa cũng có hai bài viết ở điệu thức La – dạng 2 là bài “Thắp đèn” (Phl, bài 61) và “Luống bông luống đậu” (Phl, bài 62), cả hai bài này đều
nằm trong “Tổ khúc múa đèn Đông Anh” rất nổi tiếng ở Thanh Hóa. Cũng giống như bài “Tay đeo nhẫn bạc”, hai bài dân ca Thanh Hóa này cùng chung một trục âm và không kết ở âm ổn định mà kết ở âm nửa ổn định.
Có thể tham khảo thêm bài “Lý thiên thai” – dân ca Quảng Nam cũng ở điệu thức La – dạng 2 và cũng có điểm tương đồng với các bài dân ca ở điệu thức La dạng 2 là kết không ở âm ổn định mà ở âm nửa ổn định (âm Mi).
Trong số các bài dân ca ở điệu thức dạng 2 (18 bài) , ngoài các bài ở chủ âm Rê (5 bài), Sol (6 bài) và La (5 bài), chúng tôi thấy có hai bài ở chủ âm khác, đó là bài “Hoa thơm” dân ca Phú Thọ-hát Ghẹo (Phl, bài 39) có chủ âm là Mi và bài “Lý ngựa ô” dân ca Nam bộ (Phl, bài 120) có chủ âm là Fa.