Bài “Người đi đâu” (Phl, bài 17) – dân ca Quan họ Bắc Ninh có lối cấu trúc đan xen điệu thức khác chủ âm cùng tính chất theo kiểu lắp ghép. Từ nhịp 1 đến nhịp 11 ở điệu thức La dạng 5, tiếp theo từ nhịp 12 đến nhịp 15 chuyển sang Rê dạng 5, sau đó từ nhịp 16 đến hết lại quay trở lại điệu thức La dạng 5. Ở bài này
chúng ta vẫn gặp lối phát triển giai điệu theo hướng dùng âm Mi ở quãng tám trên cao và âm Fa ở quãng tám thấp, rất điển hình trong các làn điệu dân ca Quan họ. VD157: “Người đi đâu”
Quan hệ giữa chủ âm của hai điệu thức trên dựa theo trục quãng 4, quãng 5, ta có thể gặp ở bài Đan lừ dân ca Thanh Hóa (Phl, bài 64), Hò kéo thuyền – dân ca Thanh Hóa (Phl, bài 58).
VD158: “Đan lừ”
VD159: “Hò kéo thuyền”
VD160: “Lý giao duyên”
(a) thang 4 âm
(b) Đô dạng 1 (c) Đô dạng 4
Các bài dân ca có lối cấu trúc đan xen từ một điệu thức năm âm đúng với một dạng điệu thức thiếu âm hoặc kết hợp với thang 4 âm, ta có thể tham khảo ở các bài “Ru con” – dân ca Việt Trì (Phl, bài 47), “Hò qua sông hái củi” – dân ca Hải Phòng (Phl, bài 53), “Răng đen hạt đậu” – dân ca Hà Sơn Bình (Phl, bài 57), “Con sáo sang sông” – dân ca Hải dương (Phl, bài 26), “Đúm xếp” – dân ca Hải Dương (Phl, bài 29).
VD161: “Ru con”
VD162: “Hò qua sông hái củi”
VD164: “Con sáo sang sông”
VD165: “Đúm xếp”
Ngoài những bài dân ca người Việt có lối cấu trúc đan xen như đã phân tích ở
trên, chúng tôi cũng thấy có một số bài có sự đan xen phức tạp, đó là sự kết hợp 2 điệu thức năm âm với một thang 4 âm hoặc hai điệu thức năm âm có cùng chủ âm kết hợp với một điệu thức năm âm khác chủ âm.
Bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa”- dân ca Phú Thọ (Phl, bài 36) có sự đan xen của 3 điệu thức, từ nhịp 1 đến nhịp 11 ở điệu thức Rê dạng 2 (D-E-G-A-C), sau đó từ nhịp 12 đến 16 chuyển sang La dạng 2 (A-H-D-E-G) từ nhịp 17 đến hết là ở điệu thức La dạng 5. (A-C-D-E-G).
VD166: “Trèo lên cây bưởi hái hoa”
. Bài Lý ngựa ô – dân ca Nam bộ (Phl , bài số 108) cùng là sự đan xen của ba
điệu thức năm âm :
La dạng 2 (A-H-D-E-G) Rê dạng 4 (D-E-G-A-H) Rê dạng 2 (kết) (D-E-G-A-C) VD167: “Lý ngựa ô” (a) La dạng 2 (c) Rê dạng 2 (b) Rê dạng 4