Dạng đan xen điệu thức kiểu này thường hay gặp các cặp đôi điệu thức đan xen giữa:
- Điệu thức năm âm đúng dạng 1 – dạng 4 - Điệu thức năm âm đúng dạng 2 – dạng 5
Bài “Sầu đong càng lắc càng đầy” (Phl, bài 4) dân ca Quan họ Bắc Ninh có cấu trúc đan xen dưới hình thức pha trộn giữa hai dạng điệu thức năm âm đúng dạng 1 và dạng 4 có cùng chủ âm là Sol. Trong sự phát triển của giai điệu, ta thấy có sự đan xen, nối tiếp giữa hai tuyến giai điệu theo hai dạng điệu thức 1 và 4.
VD130: “Sầu đong càng lắc càng đầy”.
Từ nhịp thứ 7 đến nhịp 10 (4 nhịp) là sự nhắc lại từ nhịp 1 đến nhịp 4 rồi bỏ lửng để đi tiếp sang phần 2, có thể coi như “kết nửa”. Kết chính thức của phần 1 ở nhịp 5, 6 và kết bài ở nhịp 22, 23 mà trong đó, giai điệu xuất hiện nốt Fa thăng như nhấn mạnh sức hút về trục âm chủ.
Chúng tôi quan niệm rằng âm Fa thăng này là âm lướt, tạo sự hút dẫn về chủ âm Sol chứ không phải là âm có trong thành phần của điệu thức Sol dạng 4, dạng 1. Cũng giống như bài “Sầu đong càng lắc càng đầy”, bài “Người ơi, người ở đừng về” (Phl 1, bài 9) dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng có lối cấu trúc đan xen hai điệu thức năm âm đúng dạng 1 và dạng 4 cùng chủ âm Sol. Tuy nhiên ở bài này sự xuất hiện của điệu thức Sol dạng 1 chiếm ưu thế toàn bài, chỉ có ở những nhịp 6, 24, 40 khi trong giai điệu có thêm âm Đô đã tạo ra cảm giác chuyển sang điệu thức Sol dạng 4 nhưng không rõ ràng.
VD131: “Người ơi! Người ở đừng về”
Ta có thể tham khảo thêm các bài có cấu trúc đan xen điệu thức dạng 1, dạng 4 cùng chủ âm như bài “Xe chỉ vá may” (Phl, bài 42), “Lý cây đa” (Phl,bài 23), “Hò hụi cảnh dương” (Phl, bài 76) và bài “Lý thương nhau” (Phl, bài 97).
VD132: “Xe chỉ vá may”
VD133: “Lý cây đa”
VD135: “Lý thương nhau”
Với lối tiến hành giai điệu trong bài “Lý thương nhau” – dân ca Quảng Nam đã cho chúng ta thấy một nét đặc sắc trong cấu trúc làn điệu của dân ca Việt Nam. Đó là lối phát triển theo kiểu ở âm khu cao của làn điệu thì tiến hành theo điệu thức Đô dạng 1 có âm Mi, nhưng khi giai điệu chuyển xuống thấp thì tiến hành theo điệu thức Đô – dạng 4 có âm Fa (Xem ví dụ..)
Đan xen điệu thức giữa dạng 5 và dạng 2 trong các bài dân ca người Việt, ta cũng thấy tương đối phổ biến ở nhiều thể loại dân ca khác nhau.
Bài “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài” dân ca Quan họ Bắc Ninh (Phl , bài 11) có lối cấu trúc điệu thức năm âm đan xen giữa dạng 2 và dạng 5 theo nguyên tắc khi giai điệu ở âm khu cao thì ở dạng 2, khi xuống thấp thì ở dạng 5 (âm Mi lúc hát lên cao và âm Fa khi hát xuống thấp)
VD136: “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài”
Giống hệt như bài “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài”, bài “gió mát trăng thanh” (Phl , bài 12) – dân ca Quan họ cũng có lối cấu trúc đan xen hai điệu thức năm âm đúng dạng 2 và dạng 5 trên chủ âm Rê, tuy nhiên trong bài có 6 nhịp dạo đầu mang đặc điểm giống điệu thức Oán – dạng 1 nhưng do sự vận động của giai điệu không rõ nét nên chúng tôi không xếp vào nhóm các bài dân ca người Việt ở điệu thức Oán.
VD137: “Gió mát trăng thanh” Phần dạo đầu (6 nhịp)
Cả bài:
Có thể tham khảo thêm các bài “Sa mạc” – dân ca đồng bằng Bắc bộ (Phl, bài 24) cũng có lối tiến hành giai điệu khi lên cao có âm Mi (ở điệu thức Rê – dạng 2) và khi xuống thấp có âm Fa (điệu thức Rê – dạng 5). Nhưng ở bài “Xẻ ván” – dân
ca Phú Thọ (Phl, bài 38) thì sự đan xen điệu thức Rê dạng 2 và dạng 5 lại theo kiểu âm Mi và âm Fa lần lượt xuất hiện trong làn điệu.
VD138: “Sa mạc”
VD139: “Xẻ ván”
Bài “Hát ru” (Phl, bài 43) thuộc thể loại hát Xoan – dân ca Vĩnh Phúc cũng là một dạng đan xen giữa hai điệu thức năm âm đúng có cùng chủ âm khác tính chất. Bài này có điểm giống với các bài “Lý thương nhau”, “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài”, “Gió mát trăng thanh” ở chỗ giai điệu khi lên cao thì có âm Mi (Sol – dạng 1) khi xuống thấp thì có âm Fa (Sol – dạng 2)
VD140 : “Hát ru”
Bài “Qúy giá vô ngần” hát theo giọng giã bạn – dân ca Quan họ Bắc Ninh (Phl, bài 6) có lối cấu trúc đan xen giữa điệu thức năm âm đúng dạng 4 với dạng 2.
VD141: “Qúy giá vô ngần”
Bài “Ngồi tựa mạn thuyền” (Phl, bài 13) dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng có lối cấu trúc đan xen hai điệu thức năm âm đúng dạng 5 và dạng 4 nhưng theo kiểu lắp ghép, ở phần thứ nhất của bài là giai điệu ở dạng 5, sang phần hai, cũng là phần kết thúc, giai điệu chuyển sang dạng 4.
Có thể tham khảo thêm các bài có cấu trúc đan xen hai điệu thức cùng chủ âm khác tính chất : “Hát gái” (Phl, bài 35), “Lý ngựa ô” (Phl, bài 87), bài “Lý con ngựa” (Phl, bài 96) và bài “Lý qua đèo” (Phl, bài 84).
VD143: “Hát gái”
VD144: “Lý ngựa ô”
VD145: “Lý con ngựa”
VD146: “Lý qua đèo”