Lý thuyết về hành vi dự kiến (TPB):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5 Lý thuyết liên quan:

2.5.2 Lý thuyết về hành vi dự kiến (TPB):

Lý thuyết về hành vi dự kiến (hành vi kế hoạch - TPB) (Ajen 1985, 1991; Ajzen & Fishbein, 2005)xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mơ hình của lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Rational Action –TRA. TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ khơng thể kiểm sốt được; yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng).

Lý thuyết về hành vi dự kiến nhấn mạnh rằng hành vi của con người bị chi phối khơng chỉ bởi thái độ cá nhân, mà cịn bởi các áp lực xã hội và nhận thức kiểm sốt hành vi. Mơ hình này, khi kết hợp với một vài thay đổi, có thể tạo ra một số dự đốn đáng chú ý. Ví dụ, cá nhân có nhiều khả năng để thực hiện chứ không phải bỏ ý định của họ, chẳng hạn như một kế hoạch để tránh rượu, nếu họ thể hiện những kế hoạch trên nhiều hơn một lần (Cooke & Sheeran, 2004)

Bên cạnh đó lý thuyết này cho rằng tất cả các hành vi khơng được thực hiện bởi quyền kiểm sốt có mục đích và rằng mọi hành vi có thể thực hiện liên tục theo kiểm soát dễ trở thành sự thiếu kiểm soát. Cả những yếu tố bên trong (kỹ năng nhận thức, kiến thức, cảm xúc) và những yếu tố bên ngồi (xử lý tình huống hoặc mơi trường) sẽ được áp dụng nhằm xác định mức độ kiểm soát. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn

khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẳn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

Trường hợp ý định lái xe sau khi uống rượu và thực sự lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo do uống rượu càng tăng khi cá nhân khá tin rằng khơng có điều tồi tệ xảy ra, và rằng họ sẽ không thể gặp chuyện như thế trong trường hợp đã uống quá nhiều và họ tin rằng chắc chắn họ sẽ về đến đích an tồn. Hành vi và thái độ trước khi thực hiện hành vi càng được củng cố hơn khi họ tin rằng đồng nghiệp của họ mong đợi họ thể hiện sự tự tin lúc lái xe (trong tình trạng thiếu tỉnh táo) (chuẩn chủ quan) và với nhận thức rằng “tôi chưa uống q nhiều rượu nên tơi xử lý tình huống được” (niềm tin kiểm sốt).

Hình 2.1 Thuyết hành vi dự kiến (TPB)

(Nguồn: website của Ajen: http://www.people.umass.edu/aizen/tpb.diag.html)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng rượu bia của người dân tại thành phố tây ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)