CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.7 Các chính sách và biện pháp ngăn ngừa, chống lạm dụng rượu bia ở Việt
2.7.1 Chính sách của Chính phủ Việt Nam
Chính phủ nước ta đã có những chính sách nhằm hạn chế, kiểm sốt việc sản xuất, tiêu dùng rượu bia, có thể kể đến Nghị định 53/CP ngày 26/6/1994 quy định biện pháp xử lý hành chính đối với cán bộ, viên chức nhà nước và người có hành vi liên quan đến say rượu, bê tha. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 351/TTg ngày 25/8/1996 về việc cấm bán các loại rượu và nước uống có cồn từ 14o trở lên cho người chưa thành niên và rượu bia cho trẻ em dưới 16 tuổi. Năm 1998 đưa ra luật áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày
19/3/2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010, trong đó có mục tiêu “phòng chống các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại (nghiện ma tuý, nghiện rượu, …)”. Ngày 7/4/2008 ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu; Luật giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29/6/2001 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: trong đó có việc “Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng” Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: trong đó có việc “Điều khiển xe mơ tơ, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở” . Luật quảng cáo số: 16/2012/QH13, tại Điều 7 quy định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, trong đó chỉ cấm quảng cáo “Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên”. Còn bia và các thức uống có cồn khác chưa được quy định cấm hay hạn chế quảng cáo, khuyến mãi, đưa hình ảnh sử dụng rượu bia trên các phương tiện truyền thơng và cũng chưa có chính sách truyền thơng đầy đủ để tuyên truyền giáo dục về tác hại của rượu bia. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có cơ chế triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phịng chống lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn.
Năm 2014 Chính phủ đã ban hành Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 quyết định về Chính sách quốc gia phịng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, giao cho Bộ Y tế chủ trì và gấp rút xây dựng hồn thiện “Luật Phịng chống tác hại của lạm dụng rượu bia” để Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành. Đồng thời giao cho Bộ Tài Chính đề xuất lộ trình điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia và đồ uống có cồn khác.
2.7.2 Chính sách và biện pháp của chính quyền địa phương Tây Ninh:
Từ năm 2005 đến nay Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành nhiều văn bản nhằm hạn chế nạn lạm dụng rượu bia, nghiêm cấm cán bộ, công chức không được uống rượu bia và say rượu bia trong giờ làm việc như: Chỉ thị 06- CT/TU ngày 26/9/1998 , Công văn số 61-CV/TU ngày 31/5/2006 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về việc không uống rượu bia trong giờ làm việc; Chỉ thị số 13/2005/CT-UB ngày 23/8/2005 của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang uống rượu bia trong giờ hành chính, say rượu bia trong khi đang làm việc; công văn số 245/UBND-NC ngày 2/2/2013 về việc tiếp tục thực hiện cấm uống rượu bia trong giờ làm việc. UBND TP. Tây Ninh đã triển khai thực hiện và cụ thể hoá bằng các quyết định, kế hoạch vận động tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không uống rượu bia, không say rượu bia trong giờ làm việc.
Các hoạt động của Ban an tồn giao thơng tỉnh, TP. Tây Ninh cũng thực hiện công tác tuyên truyền vận động bằng các hình thức như xây dựng các phóng sự, viết tin bài, cấp phát tờ rơi, tuyên truyền về hậu quả của việc điều khiển rượu bia sau khi đã uống rượu bia, các quy định về mức xử phạt người có nồng độ cồn điều khiển phương tiện giao thông theo Nghị định 171/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ …đề ra các khẩu hiệu kêu gọi mọi người “ Đã uống rượu bia thì khơng lái xe”, “Tính mạng con người là trên hết”. Vận động các nhà hàng, quán ăn treo băng rôn, khẩu hiệu, panô tuyên truyền, vận động hạn chế bán rượu bia cho khách khi đã say; vận động khách nên đón taxi về nhà hoặc bố trí người chưa uống rượu bia chở khách uống rượu bia say về nhà …Lực lượng cảnh sát giao thông thường xuyên thực hiện kiểm tra nồng độ cồn, xử phạt đối với các trường hợp vi phạm lái xe nhưng có nồng độ cồn vượt mức quy định (Nguồn Ban ATGT TP. Tây Ninh).
Tuy nhiên, qua đánh giá tổng kết các đợt tuyên truyền vận động, các chiến dịch cao điểm xử lý vi phạm về an tồn giao thơng do vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thơng thì nhận thấy mặc dù được sự chỉ đạo quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền TP, nhiều văn bản đã ban hành, thực hiện nhiều cuộc vận động tuyên truyền nhưng nhận thức của người dân chưa cao, tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông và tai nạn giao thơng có liên quan đến nồng độ cồn vẫn ở mức cao (số liệu theo phụ lục 1).
Chính quyền địa phương thực hiện Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 quyết định về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 thơng qua các hình thức lồng ghép trong các văn bản như thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở, xây dựng đời sống văn hố tại các khu dân cư…chưa có văn bản hoặc chưa có việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách quốc gia phịng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn trên địa bàn TP. Tây Ninh.